Tên dùng trong đơn thuốc: Trạch tất, Trạch tất diệp, Cỏ mắt mèo.
Phần cho vào thuốc: Toàn cỏ (thảo)
Bào chế: Chọn sạch tạp chất, rửa sạch đất cát, phơi khô.
Tính vị quy kinh: Trạch tất vị đắng, tính hơi hàn vào kinh Bàng quang.
Công dụng: Lợi thủy, trục đờm.
Chủ trị:
- Chữa bụng trướng do thủy khí, chân tay mặt mắt phù thũng.
- Chữa ho suyễn khi nghịch lên kiêm tiểu tiện không lợi do nước không có đường thoát, nghịch lện xậm phạm vào phế mà gây ra ho suyễn.
Ứng dụng và phân biệt:
- Sức trục thủy của Trạch tất giông như Đại kích, khi kê đơn trên lâm sàng tương đối ít dùng. Trong sách Kim quỹ yếu lược của Trọng Cảnh có bài Trạch tất thang, ghi vào trong thiên (chương) phế ung (phổi có ung nhọt), Phế nuy (lao phổi), ho khí nghịch lên nhưng tiếc là lời văn tóm tắt không rõ.
- Lý Thời Trân nối: “Trạch tất làm cho là mầm của vị Đại kích, mọi người cũng lầm thế, khi dùng nên xem xét kỹ”.
Kiêng kỵ: Cơ thể hư nhược, không do nước gây ra mà ho suyễn thì kiêng dùng.
Liều lượng: một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Trạch tất thang (bài thuốc Trong Kim Quỹ yếu lược) chữa ho mà mạch trầm.
Trạch tất, Bán hạ (chế), Tử uyển, Bạch tiền, Sinh khương, Hoàng cầm, Nhân sâm, Quế chi, Chích cam thảo cho nước vào sắc lên, uống ấm.