Vị thuốc THƯƠNG LỤC

Tên tiếng Hán: 商陸

Tên dùng trong đơn thuốc: Thương lục, Thương lục căn.

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Chọn bỏ tạp chất. Cho dấm vào đun to lửa, cạn hết dấm, phơi khô nơi thoáng gió để sử dụng.

Tính vị quy kinh: Thương lục vị đắng, cay, tính bình, Vào ba kinh tỳ, vị, đại tràng.

Công dụng: Lợi tiểu tiện, tả thủy (tiêu nước)

Bán Thương lục chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị:

  1. Uống trong chữa bụng đầy, thủy thũng.
  2. Dùng ngoài đắp ung nhọt độc sưng đau.

Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này công hiệu trục thủy kém hơn Cam toại, Đại kíchNgoan hoa, duy có sức thông ủng tắc thì mạnh. Những người bị thủy thũng không những làm cho nước bài tiết theo đường đại tiện mà cũng có thể bài tiết theo cả đường tiểu tiện nữa.

Kiêng kỵ: Người tỳ hư thũng trướng mà không phải thủy thũng thực tà thì cấm dùng.

Liều lượng: Năm phân đến một đồng cân

Bài thuốc ví dụ:

  1. Bài Thương lục chư nhục tiễn. (Dân gian nghiệm phương) chữa thủy thũng. Thương lục một đồng cân, thịt lợn hai lạng (thịt lợn nạc ở đùi khi thái có hình hoa mai, gọi là ngũ hoa nhục) cho hai thứ vào nấu canh nhạt, bỏ thịt đi, ăn canh.
  2. Thương lục một đồng cân giã nát, trộn xạ hương vào 3 phân, đắp lên rốn, lấy vải buộc lại, chờ đi đái thông lợi được thì tiêu phù thũng, đây là phương pháp chữa thủy thũng ở bên ngoài.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply