Vị thuốc TÁO TÂM HOÀNG THỔ (Đất lòng bếp)

 Tên tiếng Hán : 伏龍肝

Tên dùng trong đơn thuốc: Táo tâm hoàng thổ, Táo tâm thổ, Phục long can.

Bào chế: Chọn sạch tạp chất, đẽo thành cục nhỏ là được.

Tính vị quy kinh: Vị cay tính ôn. Vào hai kinh tỳ vị.

Công dụng: Cầm nôn, cầm máu.

Chủ trị:

  • Vị thuốc Táo tâm hoàng thổ dùng chữa nôn ọe. Do vị khí không đi xuống mà lại đi ngược lên, gây ra ẩu thổ phiên vị (sáng ăn chiều nôn, hoặc chiều tối ăn sáng hôm sau nôn, khi nôn ra thức ăn còn nguyên không tiêu) và đàn bà có mang bị nghén nôn nhiều (ác trở).
  • Chữa nôn ra máu, đại tiện ra máu. Phàm các bệnh về máu, do tỳ vị dương hư mà không thống nhiếp được đều có thể dùng đựợc.

Ứng dụng và phân bỉệt: Cứ những người ẩu thổ hàn tinh đều có thể dùng Bán hạ, Sinh khương, Phục long can, người thuộc nhiệt tính có thể dùng Đại giả thạch, Trúc nhự. Phục long can giáng vị khi cầm nôn (chỉ ẩu), Bán hạ hóa đờm thủy cầm nôn mửa (chỉ thổ). Sinh khương làm ấm hàn ở trong chỉ ẩu mỗi vị đều có sự thích ứng khác nhau đối với chứng bệnh.

Kiêng kỵ: Nếu có hỏa khí, âm hư thổ huyết thì cấm dùng. Không có chứng thổ và hạ huyết (đại, tiểu tiện ra huyết) thì ít dùng.

Liều lựợng: 5 đồng cân đến một lạng. Cho đun trước vị thuốc này, để nguội gạn trong, rồi lấy nước đó sắc với thuốc thay nước lã.

Bài thuốc ví dụ: Bài Hoàng thổ thang (Kim quỹ phương), Chữa chứng hạ huyết phân ra trước huyết ra sau. Táo tâm hoàng thổ, Chích cam thảo, Can địa hoàng, Bạch truật, Phụ tử (chế), A giao, Hoàng cầm, cho nước sắc lên, chia ra uống ấm.

Tham khảo: Táo tâm thổ là đất trong lòng bếp  trong lòng kiềng hoặc ba ông đầu rau, đun bằng củi, cỏ, bọc lại rồi sắc. Ở thành phố không có, thì có thể dùng mảnh ngói vụn nung đỏ lên, cho vào nước sắc, rồi bỏ ngói đi, gạn lấy nước để sắc với thuốc.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply