Tên tiếng Hán: 桑白皮中药材
Tên dùng trong bài thuốc: Tạng bạch bì, Tang căn bạch bì, Vỏ rễ cây dâu.
Phần cho vào thuốc: Vỏ rễ cây dâu.
Bào chế: Cao bỏ vỏ móng bên ngoài của rễ cây dâu, lấy phần trắng, dễ mềm đều, thái tước ra hoặc tẩm mật sao lên dùng.
Tính vỵ quy Kinh: Tang bạch bì vị ngọt, hơi hàn vào kinh phế.
Công dụng: Thông đường tiểu tiện, tả hỏa ở phế.
Chủ trị:
- Thủy thũng bụng trướng, nhất là bì phu thủy thũng xuống không nổi lên.
- Chữa suyễn, ho ra máu, ho không long đờm khó chịu.
Ứng dụng và phân biệt:
- Vị thuốc này chữa nguồn trên (thượng nguyên) của nước để lợi thủy, phục linh bì chữa đường thông ở dứới (hạ khiếu) của nước để lợi thủy.
- Vị thuốc này tả hỏa hữu dư ở trong phế, Địa cốt bì tả hỏa do chân âm bất túc ở trong xương.
Kiêng kỵ: Nếu trong phế không có hỏa tà và ho do phong hàn gây ra thì không nên uống
Liều lượng: một đồng năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dự: Bài Tả bạch tán (Tiền thị phương) chữa phế nhiệt ho thở gấp.
Tang bạch bì, Địa cốt bì, Cam thảo, ba vị trên tán nhỏ, cho 100 hạt gạo tẻ vào nước sắc làm thang uống với thuốc.
Tham khảo: Tang bạch bì có thể làm chỉ để khâu vết thương, thu miệng rất nhanh.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam