Vị thuốc TẦN GIAO

Tên tiếng Hán: 秦艽

Tên dùng trong đơn thuốc: Tần giao, Tây tần giao, Tả tần giao, Văn tần giao

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Bỏ lông, rửa sạch đất, để cho mềm đều rồi thái phiến phơi khô để dùng.

Tính vị quy kinh: Tần giao vị đắng tính bình. Vào bốn kinh vị, đại tràng, can, đởm.

Công dụng: Tán phong táo thấp, điều hòa khí huyết, mềm gân.

Bán Tần giao chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị:

  1. Chữa chứng tý đau co cứng, có thể sơ thông cơ bắp, giải biểu đặc biệt đau nhức do phong thấp gây nên ở hai chân, lại càng thích hợp.
  2. Chữa sốt nóng của chứng hư lao cốt chưng (nóng âm ỷ trong xương), tràng phong đi tóe ra máu và các chứng đàn bà có mang nóng trong, trẻ em cam nhiệt.

Ứng dụng và phân biệt: Phàm những thuốc tán phong phân nhiều là táo, táo thì hay tổn thương chân âm, nhưng duy chỉ có vị Tần giao thiên về nhuận, trừ phong mà không táo, trái lại còn có công năng giải được cốt chưng phát nhiệt, là vị thuốc nhuận trong thuốc phong.

Kiêng kỵ: Chân tay đau nhức lâu ngày, thuộc về khí huyết không dinh dưỡng được mà không phải thấp nhiệt thì kiêng dùng.

Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Tần giao tần (Tiền ất phương) chữa trẻ em biến chứng phát nhiệt (sốt nóng vỡ da theo chu kỳ và qua đó cơ thể phát triển dần lên), ăn kém, gày còm.

Tần giao, Cam thảo( trích), Bạc hà diệp, tất cả cùng tán nhỏ, mỗi lần uống cho nước sắc lên, uống âm sau bữa ăn.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply