Tên dùng trong đơn thuốc: Lê, Sinh lê (Lê sống) Nhã lê, Lê chấp (nước lê), Lê bì (vỏ lê).
Phần cho vào thuốc: Quả.
Bào chế: Bỏ vỏ và hột, dùng thuần cùi ăn sống, hoặc nấu cùng với vỏ, hoặc giã lấy nước cốt uống.
Tính vị quy kinh: Quả lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn. Vào hai kinh tâm phế.
Công dụng: Thanh nhiệt ở tâm phế, tư nhuận tràng bị táo.
Chủ trị: Chữa ho nóng ho táo ho khan, tâm phiền nhiệt phát cuồng và vùng ngực nóng phát cuồng, đại tiện táo kết do nhiệt.
Ứng dụng và phân biệt: Ăn sống giã lấy nước cốt thì tính mát nhiều hơn, nấu chín thì không lạnh mát, mà sức đi xuống nhiều hơn. Dùng sống có thể thanh nhiệt dùng chín có thể bổ dưỡng chân âm.
Kiêng kỵ: Tràng vị lạnh và đại tiện hoạt lỏng không có nhiệt tà thì cấm dùng.
Liều lượng: Năm đồng cân đến một lạng, hoặc thái phiến một quả để dùng, hoặc giã lấy nửa bát nước cốt.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tuyết lê tương (ôn bệnh điều biện phương) chữa ôn bệnh thuộc kinh Thái âm khát nước nhiều. Một quả lê to ngọt, thái mỏng cho vào nước mát mới múc ở giếng lên ngâm nửa ngày, uống làm nhiều lần.
Tham khảo: Lê được bảo quản cất giữ cách nhau với củ cải thì không bị thối nát.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam