Tên tiếng Hán: 茯苓
Tên dùng trong đơn thuốc: Phục linh, Bạch phục linh, xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh bì, Vân linh, Triết phục linh, Chu phục linh.
Phần cho vào thuốc: Hạch nấm khô ráo.
Bào chế: Rửa sạch để mềm thấu, thái phiến phơi khô. Nếu cho vào thuốc an thần thì dùng kèm Chu sa.
Tính vị quy kinh: Phục linh vị ngọt, đậm (nhạt) tính bình. Vào năm kinh tâm, tỳ, vị, phế, thận.
Công dụng: Lợi tiểu tiện, thấm thấp, kiện tỳ, an thần.

Bán Bạch phục linh chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ
Chủ trị:
- Phục linh vị đạm, đạm thì lợi khiếu, dẫn xuống bàng quang mà thông lợi thủy, chữa tiểu tiện không thông, bụng trướng thủy thũng
- Chữa đi đái nhắt, ỉa chảy đái ít, ỉa nhiều
- Tỳ thích táo mà sợ thấp. Phục linh có công năng thấm thấp (hút ướt). Thấp hết thì tỳ khỏe lên, nếu dùng với thuốc bổ, hiệu lực càng mạnh. Nước đọng lại ở dưới tâm (vùng vị quản) thì gây hồi hộp. Phục linh hay lợi thủy, thủy hết thì tâm yên ổn.
Ứng dụng và phân biệt: Phục linh chia ra hai loại: đỏ và trắng. Loại trắng gọi là Bạch phục linh, chủ yếu thấm hàn thấp, hơi có tính chất bổ, chuyên đi vào phần khí (khí phận). Loại đỏ gọi là Xích phục linh, chủ yếu thấm thấp, không có tính chất bổ, kiêm đi vào phần huyết (huyết phận). Phục linh lại còn phân biệt Phục linh bì (vỏ phục linh) và Liên bì phục linh (phục linh xả vỏ). Phục linh bì chuyên chữa phù thũng ở bì phu, vì lấy cái nghĩa là làm thông bì. Liên bì phục linh, có thể chữa được chứng tích thủy (dạng phù nề) các bộ phận trong ngoài tạng phủ của cơ thể. Phục linh có lõi gỗ ở giữa gọi là Phục thần, thiên chữa về an thần.
Riêng kỵ: Người bệnh đi đái nhiều không kìm chế được, hoặc hư hàn, tinh hoạt, đều cấm dùng.
Liều lượng: Ba đồng cân đến năm đồng cân
Bài thuốc ví dụ: Bài Phục linh cam thảo thang (Bài thuốc trong Thương hàn luận), chữa thương hàn ra mồ hôi, không khát. Phục Linh, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo,cho nước vào sắc, bỏ bã, chia ra uống ấm.

Xích linh
Tham khảo: Thổ phục linh có tên là Tiên di lương (là một loại khác, không phải Phục linh), nói chung hiện nay người ta dùng để chữa các độc của chứng giang mai và nhọt độc. Nhưng nay qua thí nghiệm trên lâm sàng, chữa bệnh tiêu khát (đái tháo) cũng có hiệu quả.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam