Vị thuốc PHONG MẬT (Mật ong)

 Tên dùng trong đơn thuốc: Phong mật, Hoàng mật, Bạch mật, Sinh mật, Luyện mật.

Phần cho vào thuốc: Mật của ong làm ra.

Bào chế: Đổ mật sống vào nồi, cho lượng nước bằng mật, đun nóng quấy đều, sau khi mật tan, rút lửa, để một lát nhân lúc mật còn nóng, lọc bỏ tạp chất, lại tiếp tục đun để hơi nước bốc đi là được.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt tính bình. Vào năm kinh tâm phế, tỳ, vị, đại tràng.

Công dụng: Nhuận táo hoạt tràng (làm trơn ruột), bổ trung, giảm đau, giải độc, điều hòa thuốc.

Chủ trị:

  • Chất mật ong nhuận, chữa đại tràng táo bón khó đi đại tiện.
  • Mật chín thì tính ôn vị ngọt, chữa khí tỳ vị hư nhược (Trung khí) đau đớn.
  • Mật sống thỉ tính mát thanh nhiệt, giải được các độc, điều hòa bách dược (hàng trăm vị thuốc).
  • Có công năng kết dính đông đặc làm kết dính thuốc bột để thành viên. Thuốc cao dùng cô với nước thuốc để đông đặc thành cao. Khoa ngoại thường dùng mật ong làm thuốc gia phụ.

Ứng dụng và phân biệt:

Mật ong nhuận tràng chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở tràng vị thiếu, hư nhược, không phải chứng thực. Chữa người già, trẻ em, đàn bà sau khi đẻ bị bí đại tiện táo bón. Tốt hơn cả ma nhân

Kiêng kỵ: Người bị đầy bụng, ỉa chảy hoặc bị cảm (ngoại cảm) thì cấm dùng.

Liều lượng: ba đồng cân đến một lạng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Mật tiễn đạo phương (bài thuốc trong Thương hàn luận) nhuận táo thông đại tỉện.

Một vị mật, cho vào nồi đun nhỏ lửa, hơi đặc như dạng keo nha, quấy đều tay không để cháy, có thể viên được, tay thành thỏi, một đầu nhọn, to như ngón tay, dài chừng hai thốn, vê nhanh tay khi còn nóng nếu để nguội thì bị cứng. Cho thỏi mật vào trong hậu môn, tay giữ lấy, lúc muốn đi đại tiện thì bỏ ra.

Tham khảo: Mật sống tức là Bạch mật, cắt lấy tổ ong cho hơ vào lò nóng hoặc phơi nắng, nước mật tan ra và nhỏ giọt xuống. Mật chín tức là Hoàng mật, lấy tổ ong mới và cũ, cùng bóp nát cho vào nồi, đổ nước vào đun nóng lên, rồi cho vào túi vải ép lấy nước mật.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

 

Leave a Reply