Tên tiếng Hán: 防己中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Mộc phòng kỷ, Hán phòng kỷ, Khổ phòng kỷ, Thổ phòng kỷ.
Phần cho vào thuốc: Rễ.
Bào chế: Ngâm nước ngấm đều thái phiến phơi khô trong râm, dùng sống hoặc sao rượu để dùng
Tính vị quy kinh: Phòng kỷ vị cay, rất đắng, tính hàn. Vào kinh bàng quang.
Công dụng: Trừ phong lợi thủy.
Chủ trị: Chữa thủy thũng, phong thủy cước khí sưng đau, là thuốc chủ yếu chữa phong thủy. Chữa thủy dùng Hán phòng kỷ. Chữa phong dùng Mộc phòng kỷ.
Ứng dụmg và phân hiệt: Hán phong kỷ mọc ở Hán trung (Thiểm – tây), bên ngoài trắng hơi vàng, cho vào thuốc dùng rễ, vị đắng, cay, đắng hay đi xuống, cay hay trừ thấp, thiên chữa về thấp nhiệt, nhất là thấp nhiệt ở phần dưới như bệnh cước khí. Mộc phòng kỷ bên ngoài trông vàng nhạt, thiên chữa về phong thấp, đặc biệt là phong thấp ở phần trên, như chứng tý (tê).
Kiêng kỵ: Nếu cơ thể hư nhược và không phải phong thấp, thủy thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang: (Kim Quỹ yếu lược phương) chữa phong thấp, phong thủy mạch phù, mình nặng, mồ hôi ra, sợ gió.
Phong kỷ, Hoàng kỳ, Cam thảo, Bạch truật; Sinh khương, Đại táo, cho nước vào sắc lên, bỏ bã, uống ấm, lậu mới lại uống.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam