Tên tiếng Hán: 肉桂中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Nhục quế, Quan quế, Cống quế, Thượng ngọc quế, Mông tự quế, Giao chỉ quế.
Phần cho vào thuốc: vỏ gốc hoặc vỏ khô của thân cây.
Bào chế: Cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch thái phiến, phơi khô trong râm hoặc tán bột dùng, không cho gần lửa.
Tính vị quy kinh: Nhục quế vị ngọt cay, tính rất nóng (đại nhiệt). Vào hai kinh can thận.
Công dụng: Bổ hóa trợ dương, khử hàn khỏi đau.
Chủ trị: Chữa hàn đọng lại lâu ngày (trầm hàn) ỏ hạ tiêu, bụng dưới lạnh đau hơi rét, hành kinh đau bụng, thậm chí bí kinh không thông, đau do sán khí, lưng, đầu gối lạnh đau.
Ứng dụng và phân biệt:
- Quế chi là cành con của cây Nhục quế, cay ngọt hơi ôn, khí nhẹ, nhẹ hay bốc lên, đi lên giải biểu, còn Nhục quế thì ngọt cay đại nhiệt, khí dày nặng, dày nặng hay chìm xuống, đi xuống dưới ôn thận.
- Nhục quế cạo bỏ lớp vỏ thô ở ngoài (biểu bì) và lớp vỏ mỏng ở mặt trong lấy phần ở giữa thì gọi là quế tâm. Quế tâm chuyên đi vào trung tiêu chữa vị đau tỳ lạnh. Nhục quế chuyên đi xuống hạ tiêu, chữa hàn đọng lâu ngày ở thận.
- Phụ tử và Nhục quế đều bổ mạnh môn hỏa, Song Phục tử, đi mười hai kinh, đi mà không giữ lại có thể hồi dương được trong khoảnh khắc, còn Nhục quế đi thẳng tới hạ tiêu, giữ lại mà không đi lại dẫn được hỏa quy nguyên.
Kiêng kỵ: Âm hư có hỏa bốc, mạch huyền tế sác và chứng thực nhiệt đều cấm dùng.
Liều lượng: Ba phân đến một đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Bát vị hoàn (Thôi thị phương) chữa thận dương suy nhược chân lạnh, lưng, đầu gối mềm yếu, cước khí, thủy thũng, tiêu khát (đái tháo)
Thục địa hoàng, Hoài sơn dược, Sơn du nhục (Sơn thù), Bạch phục linh, Mẫu đơn bì. Phúc trạch tả, Nhục quế, Phụ tử, tất cả tán bột, luyện mật làm viên to như hạt ngô đồng, mỗi lần uống với rượu ấm.
Tham khảo: Nhục quế với chất đậm khí thơm sắc đỏ thẫm, có dầu, vị ngọt, nếm vào lưỡi thấy rất mát ngọt, mới dùng được, hay khỏe thận dương, dẫn hỏa quy nguyên. Nếu không phải loại này mà dùng loại Quế có vị cay khí táo nóng thì chỉ làm tăng thêm hư hỏa bốc lên, sinh ra phản ứng phụ đau họng.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam