Tên tiếng Hán: 牛黃
Tên dùng trong đơn thuốc: Ngưu hoàng, Tây ngưu hoàng, Tây Hoàng.
Phần cho vào thuốc: Sỏi kết trong mật bò.
Bào chế: Tán nhỏ như bột để dùng.
Tính vị quy kinh: Ngưu hoàng vị đắng, tính bình. Vào hai kinh tâm, can.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, khai khiếu thông đờm.
Chủ trị: Chữa bệnh nhiệt sốt li bì, nói lảm nhảm, người lớn bị trúng phong, trẻ em kinh giản (sài giật, sùi bọt mép). Bên ngoài đắp ung nhọt, đinh độc, có thể chữa cấm khẩu không nói được, giải đau thu miếng nhọt, trẻ em sơ sinh, uống vào, có thể giảm nhẹ thai độc.
Ứng dụng và phân biệt: Hiệu lực chấn kinh định thống của Ngưu Hoàng mạnh, nhưng sức khai khiếu thì còn kém xa Xạ hương. Ngưu hoàng là thuốc cao cấp thanh nhiệt giải độc, hiệu quả điều trị tốt hơn Hoàng liên, Hoàng cầm, Liên kiều.
Kiêng kỵ: Nếu người mà phần dinh không có nhiệt và nhiệt không đi vào tâm bào lạc thì Cấm dùng.
Liều lượng: Một phân đến năm phân.
Bài thuốc ví dụ: Bài An cung ngưu hoàng hoàn (Ôn bệnh điều biện phương), chữa tà thuộc bệnh ôn đi vào tâm bào, mê man, nói lảm nhảm.
Ngưu hoàng, Ngọc kim, Tê giác, Hoàng liên, Chu sa, Hoàng cầm, những vị thuốc trên, tán rất nhỏ mịn, luyện mật làm viên, mỗi viên một đồng cân, Kim bạc làm áo ( vàng dát cực kỳ mỏng, lăn ngoài viên thuốc, gọi là bọc hay làm áo), mỗi lần uống một viên, trẻ em uống nửa viên.
Tham khảo: Ngưu hoàng lấy trong con bò lúc còn sống tốt hơn là lấy của con bò đã chết. Gần đây có loại Ngưu hoàng nhân tạo.