Vị thuốc LÊ LÔ

Tên tiếng Hán: 藜蘆

Tên dùng trong đơn thuốc: Lê lô.

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Chọn sạch tạp chất, thái từng đoạn là được.

Tính vị quy kinh: Vị cay đắng, tính hàn. Vào ba kinh can, phế, vị.

Công dụng: Uống trong chuyên để gây nôn, dùng bên ngoài để sát trùng.

Bán Lê lô chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị:

  • Vị thuốc Lê lô chữa các chứng trúng phong, đờm trào lên, động kinh, họng đau sưng và phong đờm ở hung cách (ngực ức) hoặc cổ độc (cổ độc là: thuốc cổ độc, thức ăn có độc hoặc do ký sinh trùng gây ra cổ trướng – ND).
  • Ngoại khoa dùng làm thuốc sát trùng, bôi đắp ngoài chữa ghẻ lở hắc lào.

Ứng dụng và phân biệt: Lý Thời Trân đã nói: “Thuốc làm cho nôn không phải chỉ có một vị: Thường sơn làm nôn ngược đàm (đờm do sốt rét gây ra); Qua đế làm nôn nhiệt đàm (đờm do nhiệt gây ra), La bạc tử làm nôn khí đàm (đờm đo khí gây ra), Lê lô làm nôn phong đàm (đờm do phong tà gây ra)”.

Kiêng kỵ: Người không phải chân khí khỏe vượng, tà

Liều lượng: hai phân đến ba phân (0,6 gam), dùng ở bên ngoài tăng gấp đôi.

Bài thuốc ví dụ: Bài Lê lô tán (Giản yếu tế chúng phương), chữa trúng phong bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt.

Lê lô (bỏ đầu mầm) sắc đặc nước Phòng phong rửa qua, sấy khô, thái ra, sao hơi vàng sẫm, tán nhỏ. Mỗi lần uống nửa đồng cân (5 phần – 1,5 gam). Trẻ em giảm một nửa, hòa với nước ấm uống hoặc đổ vào cho người bệnh để làm cho phong đàm nôn ra là tốt, chưa nôn lại cho uống tiếp.

Tham khảo: Uống Lê lô vào, làm cho người ta buồn bực phát nôn, hao tổn nhiều tân dịch. Vì thế, trừ ngoại khoa làm thuốc sát trùng để bôi đắp ra, rất ít khi dùng để uống trong. Còn Lê Lô, miền nam gọi là Lộc thông, miền bắc gội là Ham thông.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply