Tên tiếng Hán: 螻蛄
Tên dùng trong đơn thuốc: Lâu cô, Thổ cẩu tử.
Phần cho vào thuốc: Thân dế khô ráo.
Bào chế: Lấy con đực, bỏ cánh và chân đi.
Tính vị quy kinh: Lâu cô vị mặn, tính hàn, vào ba kinh đại tràng, tiểu tràng, bàng quang.
Công dụng: Trục thủy, thông lâm (đi đái nhắt).
Chủ trị:
- Chữa chứng thủy thũng thiên về phần trong bụng.
- Chữa đàn ông đàn bà không thông tiểu tiện, đi đái nhắt, buốt.
Ứng dụng và phân biệt: Lâu cô, Tất suất (con dế mèn) chủ trị và công dụng như nhau, Tất suất lợi thủy, so với Lâu cô không kém.
Kiêng kỵ: Lâu cô tuy chữa thủy thũng có hiệu quả, song tính hay cấp, người cơ thể hư, khí nhược, nên sử dụng phối hợp với thuốc bổ, tức là vừa công vừa bổ (công bổ kiêm thi)
Liều lượng: Bốn phân đến một đồng cân hoặc năm con đến tám con.
Bài thuốc ví dụ: Bài “Trị thập chủng thủy bệnh” (chữa mười mười loại bệnh thủy thũng – Thánh Huệ phương)
Một vị Lâu cô sấy khô tán bột, uống trước khi ăn, tiểu tiện đi được thông lợi là hiệu quả.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam