Tên tiếng Hán: 葵花籽
Tên dùng trong đơn thuốc: Đông Quỳ tử, hạt hướng dương.
Phần cho vào thuốc: Hạt
Bào chế: Rê sẩy sạch tạp chất, cho vào nước rửa sạch đất, phơi khô.
Tính vị Quy kinh: Đông quỳ tử vị ngọt, tính hàn. Vào hai kinh Đại tràng, Tiểu tràng.
Công dụng: Làm trơn (hoạt) niệu đạo, lợi thấp nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa thủy thũng, tiểu tiện không thông lợi
- Thông lợi đi đái nhắt, lại có thể làm cho mau đẻ.
Ứng dụng và phân biệt: Phàm những thuốc lợi thủy đi xuống dưới, thì đàn bà có mang đều phải kiêng dùng. Đông quỳ tử cũng là một trong những vị thuốc hoạt lợi, những hoa luôn nghiêng về phíạ mặt trời, quay về cội, không giống với các vị thuốc lợi thủy khác cứ đi thẳng xuống cho nên Trọng cảnh lại dùng chữa khi đàn bà có mang bị chứng thủy khí tiểu tiện không lợi.
Kiêng kỵ: Người tỳ hư, tràng hoạt (trơn) kiêng dùng.
Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Quỳ tử phục linh tán, (Kim Quỹ yếu lược phương) chữa đàn bà có mang bị chứng thủy khi, mình nặng, tiểu tiện không lợi, gai gai ớn lạnh, ngồi dậy là choáng váng.
Quỳ tử, Phục linh, cả hai vị cùng tán bột để uống nhiều lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam