Tên tiếng Hán: 冬瓜皮中药
Tên dùng trong đơn thuốc: Đông qua bì, Đông qua tử (hạt bí đao), Qua biện, vỏ bí đao.
Phần cho vào thuốc: vỏ hoặc hột hạt.
Bào chế: Hạt, vỏ dùng sống hoặc cho cám vào sao thấy vàng là được, sàng bỏ cám đi, để ra gió cho nguội.
Tính vị quy kinh: Đông qua bì vị ngọt, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng.
Công dụng: Đông qua bì lợi thủy ở bì phù, thanh thấp nhiệt. Đông qua tử tiêu sưng mủ, tiêu ung nhọt ở trong (nội cung).
Chủ trị:
- Chữa bì phu bị thủy thũng (phù nề ở vùng, bì phu)
- Tiêu tán ung nhọt nhiệt độc, chữa bì phu ghẻ lở.
Ứng dụng và phân biệt: Đông qua bì là vỏ quả bí đao, lợi thấp nhiệt, tiêu bì phu bị thủy thũng, sưng đỏ, đồng thời lợi tiểu tiện. Đông qua tử là hạt quả bí đao, tiêu máu mủ của ung nhọt ở trong (nội ung), công hiệu rất rõ.
Kiêng kỵ: Đông qua tính hàn. Người có nhiệt tà ở tạng phủ thì nên dùng. Nếu là hư hàn bệnh kéo dài hoạt tiết (ỉa chảy) thì kiêng dùng, cho nên thiên chữa về bì phu thũng trướng nhiệt tính, còn thủy thũng thuộc về âm hàn thì không có hiệu quả.
Liều lượng: Ba đồng cân đến một lạng
Bào thuốc ví dụ: Bài Đại hoàng mẫu đơn thang (Kim quỹ yếu lược phương) chữa tràng ung, bụng dưới sưng và bế tắc, ấn vào đau như chứng lâm tiểu tiện tự điều hòa, luôn luôn phát nhiệt, mồ hôi tự ra, lại sợ rét, mạch trì khẩn, chưa mưng thành mủ, có thể dùng bài thuốc này để hạ.
Đại hoàng, Mẫu đơn, Đào nhân, Đông qua tử, Mang tiêu, cho nước vào rồi lại đun sôi, uống một lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam