Tên tiếng Hán: 葶藶子
Tên dùng trong đơn thuốc: Đình lịch Tử, Sao đình lịch, Khổ đình lịch, Điềm đình lịch.
Phần cho vào thuốc: Hột
Bào chế: Sao qua với gạo nếp, bỏ gạo đi, hoặc trộn với rượu sao.
Tính vị quy kinh: Đình lịch tử vị cay, đắng, tính hàn. Vào ba kinh phế, đại tràng, bàng quang.
Công dụng: Tả phế thủy (nước ở phế), giáng phế khí.
Chủ trị:
- Chữa ho suyễn do thủy khí ở phế đờm khò khè trong cổ nghe như kéo cưa.
- Chữa đờm hỏa lưu đọng lại trong phế, làm trở ngại phế khí không giáng xuống được, đi ngược lên gây ra ho và suyễn.
Ứng dụng và phân biệt: Vị Thụốc này, chia ra hai loại đắng và ngọt, Đình lịch ngọt vị đạm ngọt mà tính chậm, Đình lịch đắng vị hơi đắng tính mạnh. Trong đơn thuốc phần nhiều dùng vị đình lịch đắng (Khổ đình lịch)
Kiêng kỵ: Người phế hư, không thực tà thì cấm dùng.
Liều lượng: Tám phân đến hai đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Đình lịch đại táo tả phế thang (Kim quỹ yếu lược phương) chữa phổi có ung nhọt (phế ung), nước đình lại ở hai mạn sườn (chi ẩm), ngực, đầy trướng suyễn thở không nằm được, toàn thân phù thũng.
Đình lịch, Đại táo, Sắc táo trước, bỏ táo đi rồi cho Đình lịch vào lại sắc tiếp, bỏ bã, uống một lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam