Tên tiếng Hán: 大青叶中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Đại thanh, Đại thanh diệp, Tiên thanh diệp (Thanh diệp tươi).
Phần cho vào thuốc: Lá.
Bào chế: Lấy lá rửa sạch, thái nhỏ dùng.
Tính vị quy kinh: Đại thanh diệp vị đắng, mặn, tính đại hàn. Vào ba kinh tâm, can, vị.
Công dụng: Tả thực hỏa ở can vị, giải nhiệt độc ôn dịch.
Chủ trị: Chữa nhiệt thời khí, đơn độc, ban chẩn, đau sưng họng.
Ứng dụng và phân biệt:
- Công dụng của Đại thanh, Tiểu thanh như nhau, tính vị đắng hàn, chuyên về thanh hỏa ở can, vị hoặc nhiệt độc thuộc ôn dịch, đi vào phần khí có thể đi kiêm vào phần dinh.
- Sức thanh nhiệt của Địa thanh mạnh hơn Liên kiều, và lại có thể dùng ở ngoài đắp ung nhọt sưng đau. Nói chung uống trong phần nhiều dùng Đại thanh, đắp ngoài phần nhiều dùng Tiểu thanh.
Kiêng kỵ: Nếu người không phải thực hỏa nhiệt độc thì cấm dùng.
Liều lượng: Ba đồng đến năm đồng cân, dùng ngoài tăng gấp đôi hoặc hơn.
Bài thuốc ví dụ: Bài Đại thanh tứ vật thang (Nam dương hoạt nhân thư phương) chữa bệnh nhiệt phát ban, đỏ vầng lên, bứt rứt, đau nhức.
Đại thanh, A Giao, Cam thảo, Hương xị, cho nước vào sắc lên, bỏ bã, uống ấm.