Vị thuốc CÚC HOA

Tên tiếng Hán : 菊花中药

Tên dùng trong đơn thuốc:

Cúc hoa, Hàng Cúc hoa (cúc hoa ở Hàng châu) Từ cúc hoa (Cúc hoa ở Từ châu, tỉnh An – Huy), Cam cúc hoa, Bạch cúc hoa, Hoàng cúc hoa, Bạch cúc biện (cánh hoa cúc trắng), dã Cúc hoa (cúc hoa dại).

Phần cho vào thuốc: Hoa.

Bào chế: Lấy nguyên hoa choo sàng lại bỏ cuống và tạp chất là dùng được.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn. Vào ba kinh phế, can, tỳ.

Công dụng: Thanh tán phong nhiệt, bình can, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc.

Bán Cúc hoa chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Bạch cúc Hoa

Chủ trị:

  • Vị thuốc cúc hoa hay về thanh nhiệt tà ở thượng tiêu, thích hợp với người nhức đầu phong nhiệt, và đầu nóng, nặng một bên đầu.
  • Chữa chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ, trông vật lờ mờ, hoặc các chứng du phong do phong nhiệt ở can gây nên.
  • Hoa cúc dại hay về giải độc, tiêu nhọt đầu đinh, lá cây Hoa cúc dại là vị thuốc quan trọng đắp nhọt đầu đinh bên ngoài.

Dã cúc hoa

Ứng dụng và phân biệt:

  • Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt tà mà bình can. Dã cúc hoa thiên về tiết nhiệt mà giải độc.
  • Vị Phòng phong trừ được phong tà ở các khớp xương toàn thân (thiên về phong hàn), Vị Cúc hoa trừ được các chứng du phong trên người (thiên về phong nhiệt).

Kiêng kỵ: Người bị chứng dương hư hoặc nhức đầu mà sợ lạnh, đều kiêng dùng.

Liều lượng: 1 đồng 5 phân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Cúc hoa trà điếu tán (Hòa tễ cúc phương) chữa mất hoa đầu váng, nhức ở giữa đầu hoặc nhức một bên (thiên đầu thống) mắt đỏ mũi ngạt.

Cúc hoa, Xuyên khung, Kinh giới, Bạc hà, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Tế tân; Cương tàm (tằm phải gió, chết cứng) các vị cùng tán nhỏ, uống với nước đun sôi.

Tham khảo: Lấy Hoàng cúc ở Hàng châu và Bạch cúc ở Từ châu cho vào thuốc là tốt.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply