Tên tiếng Hán: 瞿麦中药
Tên dùng trong đơn thuốc: Cù mạch, cù mạch thảo, cù mạch tử, cù mạch huệ.
Phần cho vào thuốc: Toàn thảo.
Bào chế: Bỏ gốc rễ, dùng nước rửa sạch đất cát, để mềm đều, thái khúc phơi khô rồi sử dụng.
Tính vị quy kinh: Cù mạch vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh tiểu tràng, tâm, bàng quang.
Công dụng: Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt, phá huyết lợi khiếu (khiếu ở đây là đựờng tiểu tiện)
Chủ trị:
- Trị tiểu tiện không thông, đi đái ra máu ngọc hành đau buốt.
- Trừ thấp nhiệt bí đái, kinh nguyệt không thông.
Ứng dụng và phân biệt: Trư linh, Trạch tả, Cù mạch đều là thuốc có thể chữa tiểu tiện không lợi, nhưng trư linh, Trạch tả có thể chữa loại thủy động mà không hóa, Cù mạch thì có thể chữa loại thủy đình trệ mà không thông.
Kiêng kỵ: Bàng quang vùng hạ tiêu không thấp nhiệt thì kiêng dùng.
Liều lượng: Một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân
Bài thuốc ví dụ: Bài qua lâu cù mạch hoàn (Kim quỹ yếu lược phương) chữa tiểu tiện không lợi, có thủy khí, rất khát.
Qua lâu căn, Cù mạch, Phục linh, Thự dự, Phụ tử (chế), năm vị thuốc trên tán nhỏ, luyện với mật làm viên như hạt ngô đồng, mỗi ngày uống ba lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam