Tên tiếng Hán: 钟乳石中药
Tên dùng trong đơn thuốc: Thạch chung nhũ, Chung nhũ thạch, Đích nhũ thạch, Chung nhũ phấn.
Bào chế: Lấy bột, tán nhỏ cho vào nồi hấp lên, lại tán nhỏ hoặc cho lửa nung lên dùng.
Tính vị quy kinh: Chung nhũ thạch vị ngọt, tính ôn, Vào ba kinh: phế, vị, thận.
Công dụng: Bổ thận dương, nạp thận khí.
Chủ trị: Thạch Chung nhũ tính ôn chất nặng. Ngọt ôn có thể bổ thận dương, tán hàn tà ở hạ tiêu, chữa chân yếu lạnh đau. Nặng xuống có thể nạp được thận khí, chữa ho, khí nghịch lên, khiến chân khí hư được quy nguyên.
Ứng dụng và phân biệt:
- Thạch chung nhũ và Phá cố chỉ đều có thể chữa chứng suyễn do thận hư. Thạch chung nhũ có thể bổ thận dương hư mà kiêm suyễn nặng thì dùng được. Phá cố chỉ thiên về ôn thận, nạp khí nhưng không giáng khí. Chữa người bị thận dương hư ở vùng hạ tiêu mà suyễn thở không nặng thì dùng được.
- Ngày nay vị thuốc này có ba loại: Chung nhũ thạch, Nga quan thạch, Dích nhũ thạch, công hiệu đại loại giống nhau. Song Đích nhũ thạch sắc nhuận trắng, ống dài, trong thuốc lên da non của ngoại khoa dùng nhiều vị thuốc này. Nga quản thạch, sắc vàng trắng hiệu lực nạp khí rất mạnh, cho nên người bị khí nghịch lên thì dùng nhiều. Còn về Chung nhũ thạch, màu sám trắng kết thành cục thì dùng để ôn thận tráng dương.
Kiêng kỵ: Người thận hư có hỏa thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng năm phân đến năm đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Chung nhũ hoàn (hòa Tễ cục phương) chữa đàn ông lão suy dương tuyệt, chân tay lạnh thiếu hơi, ăn kém, lưng đau chân tê, giáng khí tiêu thực, điều hòa trung tiêu (tỳ khí), lên da lên thịt.
Chung nhũ phấn, Thỏ ty tử, Thạch hộc, Ngô thù du, tất cả cùng tán nhỏ luyện mạt làm viên to như hạt ngô, mỗi lần uống vào lúc đói với rượu ấm hoặc nước cơm.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam