Vị thuốc CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

 Tên tiếng Hán: 乾薑

Tên dùng trong đơn thuốc: Can khương, Đạm can khương, Quân khương, Bạch khương.

Phần cho vào thuốc: Củ.

Bào chế: Gừng sống thái phiến phơi khô

Tính vị quy kinh: Can khương vị cay tính ôn. Vào sáu kinh: tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng.

Công dụng: Ôn trung khư hàn, hồi dương thông mạch.

Chủ trị: Chữa thượng tiêu hàn ẩm suyễn ho, chữa trung tiêu thổ tả đau bụng, chưa hạ tiêu chân lạnh mạch vị, và chứng âm thịnh cách dương chân hàn giả nhiệt.

Ứng dụng và phân biệt:

  1. Gừng sống còn tươi, ngậm tương đối nhiều thủy phần, khí tăng hơn vị, sức tân tán tương đối mạnh. Can Khương (gừng khô) ngậm ít thủy phần, khí thì hành, vị thì đọng lại, sức tân ôn mạnh hơn
  2. Hắc khương (Bào khương) tức là Can khương sao hoặc nướng cháy đen, vị cay đắng, tính đại nhiệt, công dụng chủ yếu là làm ôn hàn tà ở hạ tiêu và hóa hàn tà ở phần huyết, dùng để chữa trầm hàn lãnh thống (đau lạnh do hàn tà tích tụ lâu ngày) ở bụng dưới và ứ huyết gây đau sau khi đẻ. Vả lại Can khương tính đại nhiệt, giữ lại mà không đi, khi trong vị có hàn tà có thể dùng được.
  3. Ổi khương là lấy giấy ướt bọc củ gừng sống rồi cho vào than hồng nướng lên là được, vị đắng tính ôn, tính không phát tán công dụng chủ yếu là hóa hàn ở tràng vị dùng chữa chứng sôi bụng, đau bụng, ấm trung tỉêu (tỳ khí ở trung tiêu) hòa vị có hàn tà có thể dùng được.
  4. Khương bì (vỏ gừng) cay mát, là vỏ củ gừng gọt (cạo) ra. Cay thì hay tán nước ở bì phu, lấy cái ý vỏ đi tới da (tức là bì đạt bì).
  5. Sinh khương chấp là giã gừng sống lấy nước cốt, hay về khai đàm chỉ ẩu thông đờm chữa nôn. Khi dùng trúc lịch (nước cốt vặn từ cây tre non đốt lên), Kinh lịch, (nước cốt kinh giới), mà không cho thêm nước cốt gừng vào để hỗ trợ thì không thông được đờm.

Kiêng kỵ: Người âm hư nội nhiệt mà vị thực thì cấm dùng.

Liều lượng: Năm phân đến ba đồng cân

Bài thuốc ví dụ: Bài Can khương phụ tử thang (Thương hàn luận phương) chữa chứng Thái dương sau khi đã hạ rồi, lại phát hãn, ban ngày trằn trọc bứt rứt không ngủ được, ban đêm lại yên tĩnh, không nôn không khát, không có chứng ở biểu, mạch trầm vi, mình không nóng nhiều.

Can khương, Sinh phu tử. Hai vị trên cho nước vào sắc, bỏ bã, uống một lần.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply