Vị thuốc BẠCH THƯỢC

Tên tiếng Hán: 白芍

Têu dùng trong đơn thuốc: Bạch thược, Thược dược, Sinh Bạch thược, Sao Bạch thược, Tiêu Bạch thược (Bạch thược sao cháy xém), Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Toan Bạch thược.

Phần cho vào thuốc: Củ.

Bào chế: Sau khi dùng nước sôi ngâm mềm rồi thái phiến, dùng sống hoặc sao với rượu.

Tính vị quy kinh: Vị đắng, chua, tính hơi hàn. Vào ba kinh can, tỳ, phế.

Công dụng: Làm mềm can (nhu can) ổn định đau, dưỡng huyết, thu liễm âm.

Bán Bạch thược chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Bạch thược chữa ngực, sườn, bụng đau, chân tay co giật, phụ nữ thấy kinh quá nhiều, hoặc đảo kinh (trong lúc thấy kinh có triệu chứng nôn ra máu hoặc đổ máu cam).

Ứng dụng và phân biệt: Thược dược có hai loại đỏ và trắng: ích âm dưỡng huyết, tư nhuận can tỳ thì đều dùng Bạch thược; hoạt huyết hành trệ, tuyên thông tiêu độc ung nhọt, thì đều dùng xích thược. Bạch thược thiên về thanh bổ, có thể chữa được đau do huyết hư. Xích thược thiên về  hành ứ, có thể chữa được đau do huyết kết tụ.

Kiêng kỵ: Đau bụng, ỉa chảy do hàn tà gây nên và đau do tràng vị hư lạnh đều kiêng dùng.

Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Thược dược thang (Trương Khiết Cổ phương) chữa đi ỉa ra chất nhầy đỏ và trắng (Trệ hạ xích bạch), đại tiện ra mủ máu, lờ lờ máu cá, mót mà rặn không ra.

Thược dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Đương quy, Nhục quế, Cam thảo, Tân lang, Mộc hương sắc với nước cho uống, nếu đi lỵ không giảm bớt, cho thêm Đại hoàng.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

 

cay bach thuoc

Leave a Reply