Vị thuốc BẠCH CHỈ

Tên tiếng Hán: 白芷

Tên dùng trong đơn thuốc: Bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ, Hàng bạch chỉ.

Phần cho vào thuốc: Củ.

Bào chế: Sau khi thu hái, cạo sạch vỏ, đất, thái nhỏ, cho Hoàng tinh có trọng lượng bằng Bạch chỉ, cùng hấp lên, phơi khô, bỏ Hoàng tinh đi mà sử dụng.

Tính vị quy kinh: Bạch chỉ vị cay, tính ôn. Vào ba kinh phế, vị, đại tràng.

Công dụng: Trừ phong hàn, táo thấp, có thể hoạt huyết tiêu mủ.

Bán Bạch chỉ chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị:

  1. Trừ phong thấp thuộc Kinh Dương minh, trên thì chữa các chứng nhức đầu, dưới thì chữa tràng phong, đi đại tiện ra huyết.
  2. Chữa ung nhọt, có công năng hoạt huyết, tiêu mủ, lên da non, khỏi đau.

Ứng dụng và phân biệt:

  1. Bạch chỉ và Giới bạch đều là thuốc thông khi chỉ đau. Nhưng Giới bạch khí đục cho nên vào trong, chữa ngực (tý) đau nhức. Bạch chỉ khí trong cho nên đi ra ngoài,chữa đau chỗ xương lông mày.
  2. Bạch chỉ cay ôn, nói chung dùng để táo hàn thấp mà tán phong, nhưng có khi dùng để chữa chứng phong nhiệt, cho thêm vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ “Phản tá”. Đó là căn cứ vào cái ý nghĩa hỏa uất thì cho phát, mà kết thì tán.

Kiêng kỵ: Âm hư và hòa khí bốc lên thì cầm dùng.

Liều lượng: Tâm phâm đến hai đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Bạch chỉ tán (Lý Đông Viên phương) chữa đầu phong.

Bạch chỉ, Uất kim, Thạch Cao, Mang tiêu, Bạc hà, tán nhỏ, miệng ngậm nước mỗi lần dùng một ít sức vào mũi.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply