Tên dùng trong đơn thuốc: Xuyên tiêu, Thục tiêu, Khai khẩu Xuyên tiêu (Xuyên tiêu tách miệng).
Phần cho vào thuốc: Hạt quả.
Bào chế: Sao qua, nhân lúc còn nóng cho vào ống tre, nửa, giã dập, bỏ vỏ vàng ở trong, lấy hột đỏ để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ôn, vào hai kinh: tỳ, phế, kiêm vào kinh tâm bào lạc.
Công dụng: Ôn trung tán hàn, khại vị sát trùng.
Chủ trị: Vị thuốc Xuyên tiêu trị Đau bụng lạnh, các bệnh hàn thấp, sản giả ở trung, hạ tiêu. (Sán giả hay còn gọi là giả sản, đau bụng dưới, niệu đạo chảy ra. chất dịch nhầy trắng), đau bụng từng cơn, nôn mửa, uống thuốc vào lại nôn ra.
Ứng dụng và phân biệt: Trồng ở Tứ Xuyên thỉ gọi là Xuyên tiêu, lại có tên là Thục tiêu, trồng ở Khương nhung thì gọi là hồ tiêu. Thời Trương Trọng Cảnh đời nhà Hán còn chưa có Hồ tiêu, bài thuốc trong Thương hàn kim quỹ đều dùng Thục tiêu. Hồ tiêu vị cay, Thục tiêu nhai vào tê cả môí và lưỡi. Sát trùng thường dùng Xuyên tiêu tách miệng, lợi tiểu tiện thường dùng Xuyên tiêu mục (hạt mắt xuyên tiêu), sức hạ giáng và thông thủy mạnh.
Kiêng kỵ: Phế vị vốn co nhiệt và các chứng ấm hư dương thịnh hỏa nhiệt bốc lên đều kiêng dùng.
Liều lượng: 5 phấn đến 1 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Ô mai hoàn (Thương hàn luận phương) chữa đau bụng giun, chân tay cứng lạnh (vưu quyết) và đi lỵ kéo dài.
Ô mai, Tế tân, Can khương, Hoàng liên, Đương Quy, Phụ tử, Thục tiêu, Quế chi, Nhân sâm, Hoàng bá. Mười vị trên, mỗi vị tán riêng rây nhỏ, trộn sau, cho Ô mai tẩm dấm một đêm, bỏ hột, hấp lên giã nhuyễn, trộn với thuồc bột nói trên, cho vào cối luyện với mật giã khoảng hai ngàn chày, viên như hạt ngô to, uống trước khi ăn 10 viên, ngày uống ba lần, dần dần nâng đến 20 viên.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam