Vị thuốc XÍCH XANH LIỄU

Tên dùng trong đơn thuốc: Xích sanh liễu, Tây hà liễu, Tam xuân liễu, Quan âm liễu.

Phần cho vào thuốc: Cành mềm nhỏ.

Bào chế: Chọn hết tạp chất, thái khúc (đoạn) phơi khô trong râm để dùng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính ôn. Vào ba kinh tâm, phế, vỵ.

Công dung: Thúc cho sởi mọc hết, sơ thông, phát tán, giải biểu.

Chủ trị:

  • Mới bị sỏi nhưng không mọc hết được hoặc sởi bị hãm ở trong, chỉ thấy lờ mờ mà không mọc ra được.
  • Phong tà xâm phạm ở biểu, sợ lạnh, sốt nóng, không có mồ hôi xương đau ê ẩm.

Ứng dụng và phân biệt: Tính thấu suốt của xích sanh liễu rất nhanh, vì vậy, sắc uống chỉ nên dùng với lượng ít thôi, dùng nhiều thì làm cho người ta tâm phiền không yên. Nếu chỉ đun lấy nước để xông, lau rửa ngoài da thì dùng bao nhiêu, ảnh hưởng không đáng kể.

Kiêng kỵ: Sởi đã mọc bung ra hết, không cần sử dụng.

Liều lượng: Sắc nước để uống chỉ dùng một đồng cân trở lạỉ. Sắc nước để rửa bên ngoài dùng chừng 5 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Phổ tễ phương (Bản thảo cương mục). Chữa các chứng phong.

Xích sanh liễu, Kinh giớí, cho nước vào đun lên để rửa ở ngoài, hoặc dùng một chút ít để uống trong.

Tham khảo: xích sanh liễu tức là Tây hà liễu, dùng để chữa nhiệt độc của chứng sởi không thoát ra được, Nhưng dùng ở bên ngoài hay hơn uống trong.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply