Tên tiếng Hán: 万年青中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Vạn niên thanh, Đông bất điêu thảo (cỏ đông không tàn).
Phần cho vào thuốc: Rễ.
Bào chế: Lấy rễ rửa sạch, khi dùng thì thái phiến.
Tính vị quy kinh: Vạn niên thanh vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh phế, vị.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
Chủ trị: Uống trong chữa cổ họng sưng đau, cầm thổ huyết. Đắp ngoài có thể chữa các chứng bỏng nước sôi, bỏng lửa, âm nang (bìu dái) sưng đỏ và mụn trĩ sưng đau.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này dùng ngoài cũng ương tự với Tử hoa địa đinh và Bồ công anh, Nhưng Tử hoa địa đinh vớỉ Bồ công anh thiên trị về các nhọt độc đầu đinh hoặc nhũ ung, Vạn niên thanh thì thiên trị về nhọt độc vô danh tấy đỏ sưng đau (vô danh thũng độc – triệu chứng bỗng nhiên sưng đỏ ở một chỗ nào đó ngoài cơ thể, chưa có tên thích hợp để đặt cho nó theo bệnh danh, N.D).
Kiêng kỵ: Không phải thực nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Uống trong ba đồng cân, dùng ngoài một lạng trở lên.
Bài thuốc ví dụ:
- Chữa Triền hầu phong (Kinh nghiệm phương– Triền hầu phong là chứng họng sưng đau do cảm nhiễm ngoại tà phong nhiệt, sưng đau lan sang cả cổ, hàm ngói, má, chân răng, và cả ngực, khó thở N.D.). Dùng rễ Vạn niên thanh thái nhỏ giã vắt lấy nước cốt đổ vào họng hoặc uống.
- Bài thuốc dân gian. Lấy rễVạnniên thanh tươigiã vắt lấy nước cho uống trong chữa thổ huyết.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam