Tên tiếng Hán: 酒
Tên dùng trong đơn thuốc: Rượu, rượu cao lương (lúa miến – lúa mỳ), Hoàng tửu (Rượu nấu bằng ngô hoặc gạo nếp, còn có tên riêng của Rượu Thiệu hưng ND.)
Bào chế: Rượu có nhiều loại, cách ủ men và nấu có khác nhau, Nếu rượu ngọt tính rất ngon đậm, rượu đắng tính nóng, rượu để lâu là tốt.
Tính vị quy kinh: Rượu vị đắng, ngọt, cay, tính ôn. Vào mười hai kinh.
Công dụng: Điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi lên.
Chủ trị: Chữa chứng tý, khắp mình đau ê ẩm và người già bệnh lâu ngày trong kinh lạc cấm thấy không thư thái, cử động không thuận lợi. Trong thuốc đắp ngoại dùng rượu để làm thuốc tiêu sưng, đồng thời dùng làm thuốc dẫn, có thể đi suốt vùng biểu của toàn thân.
Ứng dụng và phân biệt:
- Rượu uống ít có thể thông kinh lạc, chống phong hàn, khỏe mạnh tinh thần, hoạt huyết. Nếu uống quá mức thì hao tổn khí huyết, tăng thấp sinh đờm, động hỏa phát cuồng lên.
- Uống nóng thương phế, uống lạnh thương vị, uống, ấm điều hòa vị khí, uống ít là tốt nhất.
Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng và chứng nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Khi uống cần cân nhắc,có thể uống được một chén (chung).
Tham khảo: Trong các phương tễ dùng rượu để dẫn thuốc thì có rất nhiều,vị thuốc dùng rượu để chế cũng không ít, trong đó có phân biệt sao rượu, rửa rượu, hoặc ngâm rượu.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam