Tên tiếng Hán: 紫菀
Tên dùng trong đơn thuốc: Tử uyển, Tử uyển thảo.
Phần cho vào thuốc: Rễ
Bào chế: Bỏ đầu và đất, rửa sạch, thái từng đoạn, dùng sống hoặc chế với mật để dùng.
Tính vị quy kinh: Tử uyển vị đắng, cay, tính hơi ôn. Vào kinh phế
Công dụng: Ôn phế, hạ khí, hóa đờm chữa ho.
Chủ trị: Chữa ho, khí nghịch lên, ho nôn ra máu mủ.
Kiêng kỵ: Nếu âm hư phế táo, nên thận trọng khi sử dụng.
Liều dùng: Một đồng cân năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tử uyển thang (Vương Hai tàng phương) chữa ho thuộc lao nhiệt, lao phổi ung phổi, ho nôn ra máu mủ. Tử uyển, Tri mẫu, Bối mẫu, A giao, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo, Cát cánh, Ngũ vị tử cho nước vào sắc lên, uống mỗi ngày hai lần.
Tham khảo: Vị Tử uyển, tuy đắng cay mà ôn, nhưng có thừa nhu nhuận chuyên khai thông phế uất, tuyên thông tắc trệ. Cứ hàn tà bó ở ngoài, phế khí ủng tắc, ho sặc sụa khó chịu, suyễn háo thở gấp, cùng hỏa khí nung nấu, ho nôn ra máu mủ thì đều có thể chữa được, vì vị thuốc này ôn mà không nhiệt, nhuận mà không táo, cho nên cả hàn nhiệt đều thích hợp.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam