Vị thuốc TRÚC LỊCH

 Tên tiếng Hán: 竹瀝

Tên dùng trong đơn thuốc: Trúc lịch, Đạm trúc lịch, Trúc du.

Phần cho vào thuốc: Tre còn non tươi đốt lên để vắt lấy nước cốt.

Bào chế: Lấy hai, ba cây tre non tươi, chặt dài 2 thước (thước Trung Quốc gọi là thị xích = 0,333m. Trong sách chỉ viết 2 thước, khi dùng thì linh hoạt N.D) bổ đôi thành hai mảnh, đặt hai hòn gạch đối nhau ở hai bên, khoảng cách chừng một thước, đặt đoạn tre lên trên hai hòn gạch, đốt lửa ở giữa đoạn tre, hai đầu đặt hai cái bát to hoặc chậu để đựng nước cốt từ đoạn tre đốt lên, chảy ra, từ từ nhỏ xuống, thường gọi là trúc du (Dầu trúc. Người ta thường dùng một đoạn tre non đốt lên ở giữa rồi vặn hai đầu đoạn tre cho chảy nước ra. Nước này gọi là trúc lịch. Nhưng trước khi người ta đốt đoạn tre, tách mấy mũi dao kẹp mấy nhát gừng vào đó, khi vặn đoạn tre có nước này trong đó N.D).

Tính vị quy kinh: Trúc lịch vị ngọt, tính rất lạnh. Vào ba kinh tâm, vị, đại tràng.

Công dụng: Làm long đờm, thanh hỏa, nhuận táo, lợi đại tiện.

Chủ trị:

  1.  Chữa trúng phong cấm khẩu, mất tiếng không nói được, đại tiện không thông, thích nghi với người bị bệnh do phong hỏa táo nhiệt mà lại có đờm.
  2.  Chữa đờm nhiệt ở vùng ngực (ức) sốt nóng cao mê man bất tỉnh và điên cuồng, kinh quyết, hoặc các chứng đờm ở kinh lạc tứ chi và bì mô, gân mạch co quắp co ruỗi khó khăn.

Ứng dụng và phân biệt:

  1.  Vị thuốc này tính lạnh mà hoạt, nói chung bệnh do hỏa táo nhiệt mà có đờm thì nên dùng. Nếu người hàn thấp, vị hư, tràng hoạt mà uống vào thì lại tổn thương tràng vị, càng hỗ trợ cho hàn thấp và gây bệnh.
  2.  Trúc lịch dính nhầy, khó tiêu hóa. Vì vậy khi dùng, phải liệu cho thêm ba, bốn giọt nước cốt gừng sống, tăng thêm công hiệu long đờm và hóa đờm. Cách làm này gọi là “phản tá” cùng hợp thành. (Vì cho mấy giọt nước gừng vào để dẫn thuốc) thì không ngưng trệ nữa.

Kiêng kị: Nếu người bị ho lạnh, và vị yếu, ỉa lỏng thìcấm dùng.

Liều lượng: Một lạng đến hai lạng (40 gam), hoặc một thìa đến hai thìa.

Bài thuốc ví dụ: Bài Trúc Lịch đạt đàm hoàn (Thẩm thị tôn sinh thư phương) chữa cảc chứng đàm hỏa suyễn thở gấp, hôn mê, bất tỉnh, quyết nghịch kinhgiản.

Bán hạ, Trần bì, Đại hoàng, Hoàng cầm, Trầm hương, Cam thảo, Môngthạch,c ác vị cùng tán nhỏ, lấy một chén trúc lịch, cho vào ba, bốn giọt nước gừng, trộn đều, viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 30 viên, uống với nước nóng.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply