Tên tiếng Hán: 珍珠中药
Tên dùng trong đơn thuốc: Chân châu, Trân châu, Bạng châu (ngọc trai), Dược châu, Chân châu phấn.
Bào chế: Tẩm với sữa 3 ngày, hoặc cùng nấu với đậu phụ tán nhỏ, thủy phi lên rồi dùng.
Tính vị quy kinh: Trân châu vị ngọt, mặn, tính hàn. Vào hai kinh tâm, can.
Công dụng: An thần định kinh, thanh nhiệt, ích âm, giáng đờm giải độc, sáng mắt.
Chủ trị: Trong uống chữa hư phiền (buồn bực bứt dứt) không ngủ được, kinh phong, động kinh. Dùng ngoài chữa cổ họng sưng đau, sáng mắt tiêu màng mộng.
Kiêng kỵ: Nếu tâm không hư thì không dùng.
Liều lượng: 1 phân đến 3 phân.
Bàithuốcví dụ: Bài Chân châu hoàn (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa hư lao, mộng, di, tiết tinh.
Chân châu (cho Mẫu lệ đổ nước vào cùng đun một ngày rồi bỏ Mẫu lệ đi) tán thành bột nhỏ, cho nước vào trong cối nghiền (bát nghiền bằng đá, chầy cũng bằng đá) nghiền với thuốc, sau ba, năm ngày, gạn nước đi, để khô mà dùng, luyện vớí bánh hấplàm viên (luyện với hồ) làm viên như hạt ngô, uống với rượu ấm trước bữa ăn.
Tham khảo: Trân Châu là mai Trân châu sau khi bị kích thích đã sinh ra từng lớp lớp chất nội tiết tích lại mới có, là một loại sản vật thuộc bệnh thái.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam