Vị thuốc TOÀN PHÚC HOA

Tên tiếng Hán: 旋 腹 花

Tên dùng trongđơn thuốc: Toàn phúc hoa,Kim phí hoa, Kim phí thảo, Toàn phúc hoa.

Phần cho vào thuốc: Hoa hoặc toàn thảo.

Bào chế: Chọn bỏ tạp chất, sàng bỏ sạch đất là dược.

Tính vị quy kinh: Vị mặn, tính ôn. Vào haỉ kinh phế, đạỉ tràng.

Công dụng: Tiêu đờm, hạ khí.

Bán Toàn phúc hoa chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị:

  • Toàn phúc hoa vị mặn làm mềm được vật rắn (nhuyễn kiên) hóa đờm, tẩy rửa nước uống bị đình trệ, chữa vùng ngực kết đờm, vùng dưới tâm bí rắn lại.
  • Tính hay đi xuống,chủ trị ợ hơi không khỏi.

Ứng dụng và phân biệt: Các loài hoa phần nhiều là nhẹ, thiên về đi lên, duy đặc thù của hoa này lại đi xuống.

Kiêng kỵ: Người bị ho suyễn do ngoại tà không nên dùng sớm (vội), lại có người bị suy nhược không phải là thực tà thì không nên dùng.

Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Toàn phúc đại giả thạch thang (Bài thuốc trong Thương hàn luận) chữa thương hàn sau khi đã cho ra mồ hôi, cho nôn, cho tả hạ (hãn, thổ, hạ),vùng dưới tâm bí kết cứng, ợ hơi không khỏi.

Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Nhân sâm, Sinh khương, Bán hạ(chế), Chích cam thảo, Đại táo. Những vị thuốc trên cho vào sắc lên, bỏ bã, sắc lại rồi chia ra uống ấm.

Tham khảo: Khi cho vị thuốc này vào sắc lên, phải lấy lụa bọc lại, vì nó có lông tơ (nhỏ) sợ đâm vào phổi làm người ta bị ho. Nếu là hoa thì gọi là Toàn phúc hoa, nếu là lá thì gọi là Kim phí thảo.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply