Vị thuốc THỦY NGÂN

Tên dùng trong đơn thuốc: Thủy ngân, thủy ngần.

Tên tiếng Hán : 水銀

o chế: Cùng tán với Lưu huỳnh và những vị có dầu như Đào nhân, Hạnh nhân để thành bột.

Tính vị quy kinh: Vị cay, tính hàn vào hai kinh: Can, tỳ.

Công dụng: Sát trùng, giải độc.

Chủ trị: Thủy ngân dùng chữa ghẻ lở, hắc lào nhọt độc, độc giang mai, chứng cam ở hạ bộ, ngư khẩu (mụn lở loét ở bộ phận sinh dục và nhọt ở bẹn háng bên trái, đá vỡ, đứng lên, ngồi xuống mụn nhọt khép vào mở ra như mồm cá nên gọi là ngư khẩu),trừ rận chấy.

Kiêng kỵ: Để thủỷ ngân lọt vào tai là có độc chỉ nên đắp ngoài, không nên uống trong.

Liều lượng:  Dùng ngoài không kể liều lượng, thường dùng phối hợp với các bài thuốc hoàn tán.

Bài thuốc ví dụ: Bài Thủy ngân cao (Nghỉệm phương) chữa mụn lở ở bắp chân (liêm sang).

Thủy ngân, Ngân chu, Hoàng đơn, Vô danh dị, Bách thảo sương, tán thành bột cực mịn, trộn đều, dùng dầu Trẩu trộn thành cao.

Tham khảo: Thủy ngân là nguyên liệu của nhiều vị thuốc, như chế với muối, phèn được Khinh phấn, gia Lưu huỳnh là Ngân chu, luyện với Lưu huỳnh cho bốc lên là Linh sa, luyện với Phác tiêu và Phèn đen (Tạo phàn) cho bốc lên là Hồng thăng đơn hay Bạch giáng đơn. Cho gặp chì thì tan ra thành bột, được Lưu huỳnh thì đông kết thành cục, đồng thời thịt quả táo cho vào nước bọt mà nghiền thì Thủỵ ngân tan thành bột, rơi tản mạn dưới đất thì lấy bột Hoa tiên (Xuyên tiêu) cố thể thu hồi được, cho nên thường gọi là Hoạt bảo (vật báu sống, trơn).

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply