Tên tiếng Hán: 天麻
Tên dùng trong đơn thuốc: Thiên ma, Xích tiễn, Minh thiên ma, Ổi thiên ma (thiên ma nướng), Thiên ma phiến.
Phầncho vào thuốc: củ
Bào chế: Dùng sống, hoặc vùi nướng chín thái phiến dùng.
Tính vị quy kinh : Thiên ma vị cay, tính ôn vào kinh can.
Công dụng: Dẹp phong ổn định chứng kính (chân tay cứng lạnh)
Chủ trị: Chữa chứng kinh giản (động kinh) do phong gây nên nhức đầu chóng mặt, nói năng khô khan và thiên về chứng tê phong nặng ở phần trên.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thiên ma vốn cay, tính của nó bình hơi ôn, chỉ có vị cay ôn của Khương hoạt, Phòng phong mới có thể sánh được. Chủ yếu chữa nội phong chứ không tán ngoại phong (phong tà từ ngoài), song đã không thiên về phát tán, cũng không thiên về tư bổ, phong do hư ở trong sinh ra có thể dùng được, phong từ ngoài xâm nhập vào cũng có thể dùng được, các chứng đều lập công theo sử dụng tá sứ.
Kiêng kỵ: Thuốc chữa phong thiên về ráo, nóng, nếu người bệnh họng khô lưỡi khô, khi dùng phải cẩn thận.
Liều lượng: 8 phân đến 1,5 đồng cân.
Bàí thuốc ví dụ: Bài Thiên ma tán (Vệ sinh bảo giám phương) chữa trúng phong nhiều rãi, tê liệt nửa người, nói năng khó khăn, mê man bất tỉnh nhân sự, trẻ em bị kinh phong (kinh sài) cấp tính và mãn tính.
Thiên ma, Bán hạ, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật, các vị cùng tán nhỏ, mỗi lần uống với nước gừng và táo làm thang.
Tham khảo: Củ thiên ma nhổ lên trông như mũi tên mà màu đỏ nhạt cho nên người ta còn gọi là Xích tiễn (mũi tên đỏ).
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam