Vị thuốc THẠCH LỰU BÌ

Tên dùng trong đơn thuốc: Thạch lựu bì.

Tên tiếng Hán: 石榴皮

Phần cho vào thuốc: Vỏ quả Thạch lựu hoặc vỏ rễ cây thạch lựu.

Bào chế: Dùng sống, dùng sao hoặc trích lên dùng.

Tính vị quy kinh: Vị chua, chát, tính ôn. Vào ba kinh: phế, thận, đại tràng.

Công dụng: Sáp tràng (săn ruột), sát trùng.

Bán Thạch lựu bì chất lượng cao như hình ảnh, quý khách cần mua xin liên hệ số điện thoại phía trên

Chủ trị: Thạch lựu bì chữa ỉa chảy, đi lỵ, lòi dom, đàn ông di tinh, đàn bà băng huyết, ra khí hư, sát hồi trùng (giun đũa).

Ứng dụng và phân biệt: Sức sát trùng của vị thuốc này hơn hẳn ô mai, nhưng chỉ giới hạn với trùng trong ruột, vả lại không sinh được tân dịch, tiêu dẹp thịt thừa, cho nên phạm vi sử dụng không rộng bằng Ô mai.

Kiêng kỵ: Mới bị đi lỵ thì nên cho thông, vì tích trệ chưa hết mà đã vội dùng thì có hại.

Liều lượng: 8 phân đến 1,5 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Chữa tràng hoạt (ruột trơn) đi lỵ kéo dài (Kinh nghiệm phương).

Một quả thạch lựu bổ ra, cho vào than lửa đốt tồn tính, lấy ra đề hả hết hỏa độc. Tán nhỏ, uống với nước sôi

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply