Vị thuốc TẦN BÌ

Tên tiếng Hán: 秦皮

Tên dùng trong đơn thuốc: Tần bì, Bắc tần bì.

Phần cho vào thuốc:vỏ cây.

Bào chế: Lấy vỏ rửa sạch phơi khô trong râm, thái phiến dùng, hoặc sau khi sắc lên dùng làm thuốc rửa ngoài.

Tính vị quy kinh: Tần bì vị đắng, tính hơi hàn, Vào hai kinh can, đởm.

Công dụng: Thanh lương và bài tiết thấp nhiệt, thu giữ chân âm và chỉ huyết (cầm máu).

Chủ trị: Chữa chứng lỵ nhiệt và lỵ đi ra máu, mắt đỏ, chảy nước mắt, băng huyết, ra khí hư lờ lờ đỏ.

Bán Tần bì chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Ứng dụng và phân biệt: Tần bì và Hoàng liên đều có công chữa chứng lỵ nhiệt, tiêu mắt đỏ sưng đau. Hoàng liên mạnh hơn Tần bì lại có công thanh tâm an thần, chữa vùng dưới tâm đầy bí. Còn Tần bì thì có hiệu quả thanh hóa thấp hỏa, chữa đàn bà băng huyết và ra khí hư.

Kiêng kỵ: Người vị yếu ăn kém và trong ruột không có thấp nhiệt thì cấm dùng.

Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Tần bì tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa phong tà làm cho mắt đỏ, đầu ngứa chảy nước mắt, mắt mờ, mắt chói (sợ ánh sáng).

Tần bì, Hoạt thạch, Hoàng liên cùng tán nhỏ, ngâm nước sôi, nhân lúc thuốc còn nóng lấy nước rửa mắt, chữa mắt đỏ.

Tham khảo: Gần đây phần nhiều dùng Tần bì để chữa đi lỵ đỏ.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply