Vị thuốc SƠN TỪ CÔ

Tên tiếng Hán: 山慈菇

Tên dùng trong đơnthuốc: Sơn từ cô, Sơn từ cô phiến (có hai chữ Từ, đồng âm bất đồng tự, khi đọc cùng âm, viết khác chữ N.D)

Phần cho vào thuốc: Rễ củ.

Bào chế: Lấy rễ bỏ lông và vỏ, thái phiến dùng, hoặc mài lấy nước cốt để dùng.

Tính vị quy kinh: Sơn từ cô vị ngọt, hơi cay, tính bình. Vào bốn kinh phế, vị, can, tỳ.

Công dụng: Làm tan khối rắn, tiêu kết tụ, hóa đờm giải độc.

Bán Sơn từ cô chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa tràng nhạc kết hạch, nhọt độc, sưng đau, mài với dấm rồi bôi vào, đắp ở ngoài có hiệu quả.

Kiêng kỵ: Nếu không phải bệnh nhọt độc sưng đau kết hạch thì cấm dùng.

Liều lượng: Tám phân đến 1,5 đồng cân.

Bài thuốc dụ: Bài Ngọc xu Đơn tức là bài Tử kim Đĩnh mà ngày nay thông dụng (Vương Cầu Bách nhất tuyển phương) giải các độc tà, thông lợi quan khiếu, chữa các chứng ung nhọt, hậu bối, đầu đinh nhọt độc. Sơn từ cô, Ngũ bội tử, Thiên kim tử, Hồng nha đại kích, Xạ hương, trộnvới nước cháo gạo nếp đặc, cho vào cối giã khoảng một ngàn chày, nặn mỗi đồng cân một thỏi. Nếu dùng ngoài thì mài với dấm hoặc nước để bôi, nếu uống trong thì lấy nước nguội hòa với mấy thìa nước cốt bạc hà.

Tham khảo: Vị thuốc này người xưa dùng nhiều để đắp ung nhọt ở ngoài, thuốc uống trong chỉ có bài “Ngọc xu đơn” là dùng thôi, ngoài ra không thấy mấy.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply