Vị thuốc QUA LÂU

 Tên tiếng Hán: 瓜蔞

Tên dùng trong đơn thuốc: Qua lâu bì, Qua lâu nhân, Qua lâu tử, Qua lân thực, Quát lâu bì, Toàn qua lâu.

Phần cho vào thuốc: Quả và hột.

Bào chế: Ngắt những quả sắp chín, rửa sạch đem phơi khô, thái từng sợi,  sao hoặc tẩm nước mật sao lên dùng.

Tính vị quy kinh: Qua lâu vị ngọt, tính lạnh, vào ba kinh phế, vị, đại tràng.

Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, nhuận táo, thuận khí.

Bán Qua lâu chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa ho có nhiều đờm, vùng ngực, vị quản bí kết, đầy ách.

Ứng dụng và phân biệt: Vị qua lâu cho vào thuốc, người xưa vốn không có lệ chia ra vỏ và hột. Sách của Trọng Cảnh tính bằng quả, không tính theo phân lượng. Đời sau bèn chia ra phần vỏ ngoài của quả Qua lâu là Qua lâu bì, chuyên về thanh nhiệt hóa đàm. Hột trong của quả Qua lâu gọi là Qua lâu nhân hoặc Qua lâu tử, thiên về nhuận táo hoạt tràng, vỏ và hột quả Qua lâu cùng dùng gọi là Toàn qua: lâu, chẳng những hóa đờm, lại còn nhuận đại tiện, càng hay giáng phế khí, phần nhiều dùng để chữa vùng ngực bí kết. Còn rễ cây Qua lâu chính là vị Thiên hoa phấn, chữa các chứng khát nước, mụn nhọt, sưng đau.

Kiêng kị: Người bị tỳ vị hư hàn ỉa chảy và không phải thực nhiệt thì cấm dùng.

Liều lượng:3 đồng cân đến 5 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Qua lâu giới bạch bán hạ thang (Kim quỹ yếulược phương). Chữa chứng hung tý không nằm được. (Hung tý là dương khí không vận hành bình thường, làm cho thủy ẩm hoặc đàm trọc bị tắc lại ở Vùng ngực, khó thở,ho nhiều đờm N.D), vùng tâm đau suốt sang lưng. Qua lâu, Giới bạch (có người gọi là phỉ bách) Bán hạ, rượu trắng, cho vào sắc lên uống.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply