Vị thuốc NGƯU BÀNG TỬ

Tên tiếng Hán: 鼠粘子

Tên dùng trong đơn thuốc: Ngưu bàng tử, Thục ngưu bàng, Thử niêm tử, Đại lực tử.

Phần cho vào thuốc:Hột.

Bào chế: Rửa. sạch, sấy, phơi khô, dùng sống hoặc sao chín giã dập nát để dùng.

Tính vị quy kinh: Ngưu bàng tử vị cay, tính bình. Vào hai kinh: phế, vị.

Công dụng: Tuyên phế, tán tà, thanh nhiệt giải độc.

Bán Ngưu bàng tử chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa ho, phát nhiệt, các bệnh về họng, sởi nói chung thuộc về phế, đều có thể dùng được.

Ứng dụng và phân biệt:

  • Sức phát tán củaNgưu bàng tử mạnh, nhưng sức thanh nhiệt yếu. Dùng vào lúc phần biểu nhiệt nặng. Sức phát của Ngân hoa yếu, nhưng sức thanh nhiệt mạnh, dùng vào lúc cơ nhục nhiệt năng.
  • Vị thuốc này cay mà bình, không phải cay mà ôn, cho nên có thể sơ tán phong nhiệt, khác với tân ôn phát tán giải biểu. Đồng thời trong việc thấu phát lại có thể thanh giải và sơ tiết, với những vị thuốc hàn lương thanh giáng khác thì không thể so sánh được, gần với những vị thuốc tân lương giải biểu.

Kiêng kỵ: Vị thuốc này nhiều chất béo hay hoạt lợi, cho nên là bệnh nhiệt song đại tiện đi lỏng cấm dùng.

Liều lượng:Từ 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Ngưu bàng thang (Chứng trị chuẩn thằng) chữa thương hàn, cổ họng bị sưng đau, đi đái nhắt, buốt đỏ, đơn độc và các chứng mụn nhọt.

Ngưu bàng tử, Phòng phong, Bạc hà, Kinh giới, Cam thảo, Đại hoàng, một bát (chén) nước lã sắc còn bảy phần uống ấm vào lúc nào cũng được.

Tham khảo: Ngưu bàng tử vốn tên là Ác thực, Trương Khiết Cổ bảo vị này tân ôn, sách Biệt lục cho là tân bình. Nhận xét theo điều trị thì sách Biệt lục ghi là đúng.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply