Tên dùng trong đun thuốc: Ngũ bội tử.
Tên tiếng Hán: 五倍子
Phần cho vào thuốc: Bướu (sùi) của con sâu làm tổ trên cây (Cây muối hay cây Diêm phu mộc – Tham khảo tài liệu những câu thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi N.D.).
Bào chế: Dùng sống hoặc nướng lên dùng.
Tinh vị quỵ kinh: Vị chua, tính bình. Vào ba kinh: phế, thận, đại tràng.
Công dụng: Liễm phế, cầm ỉa chảy, cầm mồ hôi, thu miệng nhọt.
Chủ trị: Ngũ bội tử trị ho do phế hư, ỉa chảy kéo dài, lòi dom, mồ hôi ra do hư nhược, xuất huyết, lở loét, sâu quảng, mụn nhọt, hắc lào.
Ứng đụng và phân biệt: Ngũ vị tử và ngữ bội tử đều là vị chua. Nhưng ngũ vị tử thiên về chữa ho an thần, Ngũ bội tử thiên về cầm mồ hôi, cầm ỉa chảy. Ngũ vị tử phần nhiều uống trong, Ngữ bội tử hay về dùng ngoài để thu miệng những vết thương gây lở loét.
Kiêng kỵ: Ho do ngoại tà gây nên và ỉa chảy, đi lỵ thuộc chứng thực thì cấm dụng.
Liền lượng: 1 đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Ngũ bội tử tán (Trương Khiết Cổ phương) chữa trẻ em lòi dom.
Ngữ bội tử, Địa đu, tán nhỏ hòa với nước cơm hay nước cháo uống vào lúc đói.