Vị thuốc NGẪU (Ngó sen)

Tên tiếng Hán: 藕節

Tên dùng trong đơn thuốc: Ngẫu, Liên ngẫu (Ngó sen), Bạch ngẫu (Ngó trắng nõn), Ngẫu trấp (Ngó sen giã vắt lấy nước), Ngẫu tiết thán (Ngó sen sao cháy), Ngẫu phấn (bột của Ngó sen lọc), Tiên ngẫu (Ngó sen tươi).

Phần cho vào thuốc: Củ ngó sen đào ở dưới bùn.

Bào chế: Ngó sen tươi mài nhỏ bỏ bã lẫy nước cốt gọi là ngẫu trấp. Sao cháy thành than ngó sen thì gọi là Ngẫu tiết thán. Ngó sen già giã ngâm nước gạn lọc lấy bột thì gọi là Ngẫu phấn, cũng có thể thái ngó sen thành từng miếng cho vào sắc với thuốc.

Tính vị quy kinh: Ngó sen vị ngọt, tính mát (để Sống thì tính mát, nấu chín thì tính ôn). Vào bốn kinh: tâm, can, tỳ, vị.

Công dụng: Dùng sống thì lương huyết,cầm máu, tiêu tan ứ huyết. Dùng chín thì kiện tỳ khai vị, ích huyết bổ tâm.

Chủ trị:

  • Dùng sống có thể chữa các chứng nói chung về chứng huyết, thổ huyết, đổ máu cam, đi đái buốt ra máu, huyết lâm, cũng có thể trừ nhiệt thanh vị,tiêu thực chỉ khát, rã rượu.
  • Dùng chín chữa các chứng tổn thương sản hậu, sau khi ốm dậy, người già suy yếu (lão suy), hư lao.
  • Nước Ngó sen hòa với nước Sinh địa, nước tiểu trẻ em, uống vào có thể lương huyết tán ứ, nước Ngó sen hòa với Tóc rối đốt thành than (phát hôi) uống vào có thể chữa chứng huyết lâm.

Ứng dụng và phân biệt: Nếu ăn sống nên lấy củ tươi non, nếu nấu chín ăn nên lấy củ to già. Hiệu lực lương huyết cầm máu của nước Ngó sen rất mạnh. Đốt Ngó sen sao cháy thành than chuyên tiêu huyết ứ, tự sinh huyết mới. Bột Ngó sen có thể an thần bổ vị, là món ăn nói chung

Kiêng kỵ: Trừ bột Ngó sen ra, còn không phải huyết nhiệt và ứ trệ thì không nên dùng.

Liềulượng: Ba đồng đến một lạng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Ngẫu trấp cao (Thẩm Thị Tôn sinh thư phương) tư bổ dịch vị (nước dịch ở dạ dày),

Nước Ngó sen, nước Sinh địa hoàng, cho thêm sữa bò, bột Hoàng liên, bột Thiên hoa phấn, nước Gừng sống, Mật ong, trộn vào, cô thành cao đặc, khi dùng khêu lên để vào lưỡi, từ từ nhấp vớ inước đã đun sôi, ngày uống ba, bốn lần.

Tham khảo: Ngó sen là một trong những thức ăn hàng ngày. Còn Liên tử (hạt sen), Liên phòng (gương sen), Liên tu (tua sen), Hà hoa (hoa sen – có trường hợp gọi là Hoa súng), Hà ngạnh (Cọng sen), Hà diệp (lá sen), Hà đế (núm hoa sen), đều có thể dùng làm thuốc.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply