Vị thuốc MỘC CẬN (Dâm bụt)

Tên tiếng Hán: 木槿中药材

Tên dùng trong đơn thuốc: Mộc cận, Mộc cận hoa (hoa dâm bụt), Mộc cận bì (vỏ rễ cây dâm bụt).

Phần cho vào thuốc: Vỏ rễ hoặc hoa.

Bào chế: Lấy hoa bỏ cuống (đế) phơi khô trong râm, vỏ rễ rửa sạch thái nhỏ dùng.

Tính vị quy kinh: Dâm bụt vị đắng, ngọt, tính hơi hàn. Vào hai kinh : tâm, can.

Công dụng: Thanh hóa thấp nhiệt.

Chủ trị: Chữa xích bạch đới hạ (ra khí hư trắng vàđỏ), tràng phong đi lỵ ra máu. Dùng ngoài thì giã rối đắp vào, có thể chữa hắc lào, sát trùng.

Ứng dụng và phân biệt: Mộc cận hoa (hoa dâm bụt) chữa đàn bà xích bạch đới hạ, tương tự như cây Thung vu (chữa rõ cây gì N.D.). Vỏ cây, vỏ rễ cây dâm bụt chữa hắc lào cũng giống như vị Bạch tiển bì.

Kiêng kỵ: Nếu không phải chứng thấp nhiệt, dùng không có lợi.

Liều lượng: Một đồng năm phân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài trị đới thang (toản yếu kỳ phương) chữa chứng xích bạch đới hạ.

Một vị vỏ rễ cây dâm bụt cho một bát rưỡi rượu trắng, sắc còn một bát, uống vào lúc đói.

Tham khảo: Ngoại khoa phần nhiều dùng vỏ cây hay vỏ rễ cây dâm bụt chữa hắc lào, đặc biệt là hắc lào lâu ngày da dày cộp (Ngưu bì tiển).

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply