Tên dùng trong đơn thuốc: Ma hoàng căn.
Tên tiếng Hán: 麻 黄 根
Phần cho vào thuốc: Rễ.
Bào chế: Rửa sạch rồi thái phiến dùng.
Tính vị quỵ kinh: Vị ngọt, hơi sáp, tính bình. Vào hai kinh tâm, phế.
Công dụng: Cầm mồ hôi (chỉ hẵn).
Chủ trị: Ma hoàng căn tri bệnh tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm.
Ứng dụng và phân biệt: Ma hoàng vị cay tính ôn, nhẹ hay bốc lên, chuyên về phát hãn. Ma hoàng căn (Rễ ma hoàng) vị ngọt tính bình, nặng hạy đi xuống, chuyên về cầm mồ hôi (chỉ hãn), các đốt (đầu mấu) Ma hoàng cũng cơ thể cầm được mồ hôi, nhưng phần nhiều dùng ngoài lẫn với bột để vỗ xòa.
Khi kê đơn phải viết rõ là Ma hoàng căn, nếu chỉ viết là Ma hoàng không thôi thì sẽ xẩy ra sự cố.
Kiêng kỵ: Ra mồ hôi tà còn ở biểu thì kiêng dùng.
Liều lượng: 3 đồng cân đến 1 lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài ma hoàng căn tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa sau khỉ đẻ, hư nhược mồ hôi ra không cầm được.
Ma hoàng căn, Đương quy, Hoàng kỳ, tán nhỏ, cho một bát (chén) nước lã, sắc còn bẩy phần, bỏ bã rồi uống.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam