Tên tiếng Hán: 馬兜鈴中药
Tên dùng trong đơn thuốc: Mã đâu linh, Mật trích mã đâu linh.
Phần cho vào thuốc: Hạt trong quả.
Bào chế: Bóc vỏ, bỏ màng lấy thuần hột, sấy qua hoặc trích mật để dùng.
Tính vị quy kinh: Mã đâu linh vị đắng, hơi cay, tính hàn. Vào hai kinh: phế, đại tràng.
Công dụng: Khai tuyên phế khí, thanh hóa đờm nhiệt.
Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn. Cứ phế khí nghịch lên, chỉ ngồi không nằm được, mất tiếng, khạc ra máu, thuộc về phế nhiệt thì đều có thể dùng được.
Ứng dụng và phân biệt: Cát cánh, Mã đâu linh đều có tác dụng khai tuyên phế khí, sơ thông ủng trệ, chữa ho hóa đờm. Nhưng khi ứng dụng trên lâm sàng, hai vị này đều có chỗ khác nhau.
Cát cánh đắng, cay, thiên về chữa ho do cảm nhiễm ngoại tà. Mã đâu linh đắng, hàn, thiên về chữa ho suyễn do nhiệt.
Kiêng kỵ: Nếu chứng ho thuộc hư hàn hoặc hàn đờm và tỳ nhược, phân lỏng ỉa chảy thì cấm dùng.
Liều lượng: Tám phân đến một đồng năm phân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Mã đâu linh đơn (Trương hoán phương) chữa trẻ em phế ủng tắc, ho, đại tiện không lợi.
Mã đâu linh, Tử tô tử, Nhân sâm, Hạnh nhân, Khoản đông hoa, Mộc hương. Các vị cùng tán nhỏ trộn đều trộn với mật làm viên, mỗi lần uống mười viên.
Tham khảo: Rễ cây Mã đâu linh gọi là Thanh mộc hương, còn có tên là Thổ mộc hương.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam