Vị thuốc LỤC ĐẬU (Đậu xanh)

Tên tiếng Hán: 綠豆

Tên dùng trong đơn thuốc: Lục đậu, Lục đậu y (vỏ đậu xanh).

Phần cho vào thuốc: Hột (hạt).

Bào chế: Đậu xanh rửa sạch để dùng. Lục đậu y là vỏ hạt đậu xanh sau khi đã ngâm nẩy mâm giá, còn vỏ thì long ra phơi khô để dùng.

Tính vị quy kinh: Đậu xanh Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh vị, kiêm vào hai kinh khác nữa là tâm và can.

Công dụng: Thanh thử nhiệt (nắng nóng), giải độc của thuốc.

Chủ trị:

  • Vỏ đậu xanh rất mát, Mùa hè nắng nóng uống nước đậu xanh có thể thanh được thử (giải nắng).
  • Tính hay giải độc. Nếu tạng phù kinh lạc, bì phu bị nhiễm độc, các độc tố ở các vịthuốc thuộc thảo mộc kim thạch và độc tố ở thịt trâu, thịt ngựa, đều có thể giải cứu được.

Kiêng kỵ: Bột đậu xanh dính, béo ngậy, người bị vị hư không được dùng nhiều.

Liều lượng: Cho vào sắc với thuốc có thể từ ba đồng cân đến năm đồng cân. Nếu nấu lấy nước dùng để giải độc, có thể dùng vài lạng đến một cân (một cân ta bằng 16 lạng bằng 500 gam N.D).

Bài thuốc ví dụ: Bài Tam đậu ẩm (Nghiệm phương) chữa đậu mùa, uống bài thuốc này để phòng ngừa lên đậu, sơ giải nhiệt độc, nếu có lên đậu cũng nhẹ bớt đi.

Lục đậu (đậu xanh), Xích tiểu đậu (đậu đỏ), Hắc đại đậu (đậu đen to), Cam thảo tiết (đầu mấu Cam thảo), cho nước vào nấu thật nhừ ( sách in nhầm là nhiệt vì chữ nhiệt với chữ thục là chín như gần giống nhau). Ăn ca cái lẫn nước tùy ý.

Tham khảo: Nói chung các loại đỗ đều có thể giải độc, lấy Hoàng đậu (đậu nành) và Lục đậu (đậu xanh) giải độc rất mạnh, song đậu xanh thì ăn ngon hơn đậu nành.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply