Vị thuốc LONG CỐT

Tên dùng trong đơn thuốc: Long cốt, Sinh Long cốt (Long cốt sống), Đoạn long cốt (long cốt nung qua lửa).

Tên tiếng Hán: 龍 骨

Bào chế: Dùng sống hoặc nung lên dừng, giã nhỏ vụn.

Tính vị quy kinh: Long cốt vị ngọt, sáp (săn, co), tính bình, Vào bốn kinh: can đởm, tâm, thận.

Công dụng: Dùng sống thì ghìm giữ dương (tiềm dương), dùng nung thì cố sáp.

Bán Long cốt chất lượng cao như hình ảnh, quý khách cần mua xin liên hệ số điện thoại phía trên

Chủ trị: Vị thuốc long cốt dùng sống chữa ra nhiều mồ hôi, hư suyễn, sợ hãi điên cuồng mất ngủ. Nung lên dùng thì chữa di tinh, băng huyết, ra khí hư, tả, lỵ. Dùng ngoài để thu miệng nhọt lên da non.

Kiêng kỵ: Nếu mồ hôi ra, ỉa chảy, băng huyết thuộc về nhiệt uất tích trệ thì cấm dùng. Nếu không phải đi lỵ kéo dài hư thoát thì không được sử dụng liều lĩnh.

Liều lượng: 3 đồng cân đến 1 lạng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Long cốt hoàn (Vạn toàn phương) chữa trẻ em nóng lạnh không đều, ỉa chảy.

Long cốt, Hoàng liên, Bạch thạch chi, Bạch phàn, Can khương, Mộc hương, giã nhỏ rây bột, cho dấm vào bột quấy thành hồ, trộn với thuốc làm viên như hạt vừng, uống với nước cơm hay cháo, mỗi ngày uống ba, bốn lần.

Tham khảo: Phàm những vị thuốc thuộc loài thạch, loài vỏ mai cứng, nên sắc trước, sắc lâu mới ra được nước cốt. Long cốt cũng là một trong những vị như vậy.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply