Vị thuốc LÔ CAM THẠCH

Tên dùng trong đơn thuốc: Lô cam thạch.

Bào chế: Dùng một hộp sắt đựng cẩn thận, sau khi đặt lên bếp lửa nung đỏ rồi, đổ vào trong nước của bài Tam hoàng thang đã sắc, tôi kỹ, phơi khô, thủy phi sạch để dùng.       .

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ôn, Vào kinh vị.

Công dụng: Táo thấp, cầm máu, sáng mắt.

Chủ trị: Lô cam thạch dùng chữa vành mát đỏ loét, tiêu sưng lên da non, tiêu màng dẹp tia máu đỏ và các bệnh trong mắt, đồng thời chữa các chứng cam sâu lở loét ở hạ bộ, thuộc ngoại khoa.

Ứng dụng và phân biệt: Mật đà tăng trừ các vết sẹo, công dụng là tiêu mòn. Thuốc lô cam thạch trừ lở loét, công dụng là hàn vá. Công năng của Lô cam thạch so với Mật đà tăng thì tương đối thuần và hòa dịu hơn.

Kiêng kỵ: Kiêng uống trong.

Liều lượng: 3 đồng cân đến 1 lạng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Lô cam thạch tán (Chứng trị chuẩn thầng phương) sáng mắt, tiêu màng, lui tia máu, trừ phong, khỏi đau, trừ thấp nhiệt, chữa các ngoại chướng lòng trắng tổn thương, toét mắt, đau mắt gió.

Lô cam thạch, Băng phiến, Hoàng liên, Hoàng bá, nghiền bột mịn, hòa với sữa người, lấy lông vịt sạch chấm thuốc bôi (quét) vào chỗ màng mắt toét (loét).

Tham khảo: Vị thuốc này chủ yếu là thuốc thường dùng tra mắt tán phong nhiệt, tiêu màng mộng của khoa mắt. Ngoại khoa cũng dùng nhiều để chữa chứng cam loét lở ở hạ bộ và lở ghẻ hác lào gãi chảy nhựa.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply