Vị thuốc LIÊN KIỀU

Tên tiếng Hán: 連翹

Tên dùng trong đơn thuốc: Liên kiều, Liên diêu, Liên kiều sác,  Thanh liên kiều, Liên kiều tâm, Đới tâm liênkiều, Chu liên kiều.

Phần cho vào thuốc: Vỏ hoặc tâm.

Bào chế: Rửa sạch hoặc bỏ tâm dùng vỏ. Hoặc chỉ dùng có tâm hoặc dùng Liên kiều kèm tâm, vỏ của nó có khi dùng kèm thần sa.

Tính vị quy kinh: Liên kiều vị đắng, tính hơi hàn. Vào năm kinh tâm, phế, đởm, đại tràng, tam tiêu.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tan mủ.

Bán Liên kiều chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa ôn bệnh phát nhiệt, da thịt nóng dữ, ung nhọt tấy đỏ sưng đau, hoặc trong tâm buồn bực bứt rứt không yên. Thanh nhiệt ở phần khí phần nhiều dùng vỏ Liên kiều, thanh hỏa ở tâm phần nhiều dùng tâm của Liên kiều.

Ứng dụng và phân biệt:

  1.  Liên kiều cùng dùng với Ngân hoa thì hiệu lực phát tán biểu mạnh hơn. Liên kiều thiên về thanh thấu nhiệt tới cơ biểu, mồ hôi ra ít, phát nhiệt, cảm thấy cóthể bế tắc khó chịu thì nên dùng. Ngân hoa có mùi thơm, thiên về thanh thấu nhiệt đi lên trên, từ miệng mũi đi ra ngoài, mồ hôi ra nhiều, phát nhiệt, cảm thấy khí ở thượng tiêu bí tắc thì nên dùng.
  2.  Vị thuốc nằy đắng hàn, hợp với thanh phong nhiệt thiên về lý (ở trong). Bạc hà cay mát (tân lương) hợp với trừ phong nhiệt ở trong và ngoài. Ma hoàng, Quế chi cay ôn thích hợp với tán phong hàn thiên về biểu (ở ngoài).

Kiêng kỵ: Nếu người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ rồi thì cấm dùng.

Liều lượng:Ba đồng cân đến năm đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Ngân kiều mã bột tán (Ôn bệnh điều biện phương) chữa chứng thấp ôn họng bị vướng tắc nuốt vào đau.

Liên kiều, Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử, Xạ can, Mã bột, tất cả tán hoặc giã nhỏ, cho nước vào sắc lên uống.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply