Tên dùng trong đơn thuốc: Khinh phấn, Thủy ngân phấn.
Tên tiếng Hán: 輕粉
Bào chế: Dùng thủy ngân 1 lạng, Bạch phàn 2 lạng, muối ăn một lạng các vị cùng tán khi nào không thấy óng ánh thì thôi, đem rải thuổc vào trong nồi gang, trên miệng nồi đậy cái chậu, lấy đất sét trát kín các khe hở, cho vào đốt than lửa thời gỉan bàng đốt hết hai nén hương lấy ra là được. Khi dùng tán nhỏ.
Tính vị quỵ kinh: Vị cay, tính hàn. Vào bốn kính: tỳ, vị, can, thận.
Công dụng: Khinh phấn uống trong trừ đờm tiêu tích, dùng ngoài sát trùng.
Chủ trị: Uống trong chữa đờm tích ẩm tích. Dùng ngoài chữa ghẻ lở hắc lào, giang mai kết độc.
Kiêng kỵ: Nếu đờm dãi ủng tắc sôi lên mà cả tỳ vị đền hư và chứng giang mai kết độc gây ra ở người ốm lâu chân khi hư nhược thì không nên uống.
Liều lượng: Uống trong 2 phân đến 5 phân, dùng ngoài không kể.
Bài thuốc ví dụ: Bài Khinh phấn tán (Quách Thị phương) chữa thấp độc lưu trú (chạy) mụn nhọt thuộc chứng cam, lở loét hai bắp chân (liêm sang), sâu quảng ăn thịt thối loét, đau đớn không chịu nổi.
Khinh phấn, Hoàng đơn, Hoàng bá, Mật đà tăng, Hài nhi trà, Nhũ hương, Xạ hương, tán thành bột nhỏ, trựớc hết luộc củ hành lấy nước rửa chỗ đau, rồi bôi thuốc này vào.
Tham khảo: Vị thuốc này màu trắng chất nhẹ, tính chạy chứ không đứng yên, hay trừ đờm rãi chảy từ chân răng, cổ thể lọt vào gân xương dẫn độc giang mai kết tụ ra ngoài, song vị thuốc này chế luyện bằng Thủy ngân khi dùng phải cẩn thện đế phòng trúng độc Thủy ngân.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam