Vị thuốc HÙNG HOÀNG

Tên dùng trong đơn thuốc: Hùng hoàng.

Tên tiếng Hán: 雄黃

Bào chế: Sàng chọn bỏ những viên đá, sỏi, tẩm dấm, cho vào nước củ cải đun khô, khi dùng tán thành bột rất mịn.

Tính vị quỵ kinh: Vị đắng, cay, tính ôn, Vào hai kinh: can, vị.

Công dụng: Táo thấp khứ đàm, giải độc sát trùng.

Chủ trị: Hùng hoàng uống trong chữa” kinh giản (động kinh) đờm tích. Dùng ngoài giải độc của rắn và côn trùng cắn phải, đắp các vết độc sưng, ghẻ lở, hắc lào.

Ứng dụng và phân biệt: Đỏ như mào gà, trong suốt không hôi, gọi là Hùng hoàng. Nếu màu vàng hồng, mềm như vàng chảy (nát) gọi là Thư hoàng. Công dụng cũng na ná như nhau, hùng (đực) tốt hơn thư (cái). Nhưng Hùng hoàng chữa độc thuộc dương tính, Thư hoàng chữa, độc thuộc âm tính. Hùng hoàng chữa ngoài, chữa phần dương, Thư hoàng chữa trong, chữa phần âm, cũng có hoàng thiên về dương thiên về âm không thể chữa được một mặt (độc trị), mà phải đợi cùng dùng cả hai vị hoàng âm vầ dương.

Kiêng kỵ: Uống trong vẫn, nên thận trọng.

Liều lượng: Uống trong 3 đến 4 phân, dùng ngòai không kể liều lượng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Hùng hoàng hoàn (Tô Đông Pha phương) chữa độc của trùng, độc của cổ (Cổ đây là đo nhiễm độc trong đồ ăn thức uống có chất độc, hoặc trong những nơi rừng sâu nước độc bị nhiễm trùng, do ăn uống khác với cổ trướng, người bị bệnh bụng to căng như mặt trống -N.D) Hùng hoàng, Sinh minh phàn (phèn chua sống) hai vị cùng tán nhỏ, Sáp ong nấu chảy trộn với thuốc, làm viên như hạt ngô to, uống với nước đun sôi.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply