Tên tiếng Hán: 槐花
Tên dùng trong đơn thuốc: Hòe hoa, Hòe thực (quả hòe), Hòe hoa thán (hoa hòe sao cháy đen), Hòe giác thán (quả hòe sao cháy đen).
Phần cho vào thuốc: Nụ hoa và quả hòe.
Bào chế: Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, cũng có thể sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán.
Tính vị quy kinh: Hoa hòe vị đắng, tính bình. Quả vị đắng, tính mát. Vào hai kinh can, đại tràng.
Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết.
Chủ trị: Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu, thổ huyết, đổ máu cam, đàn bà băng huyết.
Ứng dụng và phân biệt: Hoa hòe và quả hòe đều là thuốc mát máu cầm máu. Ngày nay người ta hay dùng hoa hòe.Hoa hòe đắng mát, thể nhẹ, chủ chữa về các đường khiếu ở trên xuất huyết mà thiên về miệng và mũi. Còn quả hòe đắng hàn thể nặng là vị thuốc thuần âm, thiên về chữa chứng huyết ở hai kinh âm, chủ yếu chữa tràng phong hạ huyết (đi ỉa ra máu tươi do phong tà cảm nhiễm vào đường ruột), trĩ dò chảy máu.
Kiêng kỵ: Nếu bệnh do hư hàn mà không phải nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng năm phân đến bađồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Hòe hoa tán (Bản sự phương) chữa độc tà nhiễm vào tạng gây tràng phong hạ huyết.
Hòe hoa (sao), Trắc bạch diệp (giã), Kinh giới (sao đen), Chỉ sác (sao), các vị bằng nhau, tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước đun sôi.
Tham khảo: Hòe hoa còn gọi là hòe mễ. Hòe thực (quả hòe) còn gọi là Hòe giác.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam